Hôi chân có chữa được không? 3 mẹo mới toanh khử mùi hôi chân hiệu quả

Hiện nay, y học đã có phương pháp chữa khỏi hôi chân. Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc kỹ vì các phương pháp này có thể gây tác dụng phụ, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Cụ thể thế nào, cùng Dược sĩ tìm hiểu chi tiết trong bài dưới đây!

Hôi chân chữa được không
Hôi chân chữa được nhưng có thể tái lại

1. Hôi chân có thể chữa dứt điểm nhưng có tác dụng phụ

Hôi chân có chữa được không? Câu trả lời là CÓ. Phần lớn nguyên nhân hôi chân là do nguyên nhân sinh lý: Tăng tiết mồ hôi chân, tạo môi trường ẩm ướt cho vi khuẩn phát triển. Vi khuẩn lên men bụi bẩn, da chết ở chân gây mùi hôi khó chịu. Do đó, chỉ cần ngăn tiết mồ là có thể “xóa sổ” mùi hôi chân khó chịu.

Vậy còn hôi chân bệnh lý thì sao? Hôi chân bệnh lý (do nấm, tăng tiết mồ hôi, viêm da,…) dễ chữa hơn so với nguyên nhân sinh lý. Chỉ cần hết bệnh là hết mùi. Cách nhận biết và điều trị hôi chân bệnh lý bạn tham khảo phần 2.1 để đọc tiếp nhé! Dưới đây, Dược sĩ sẽ đề cập đến cách chữa hôi chân sinh lý.

Ngăn tiết mồ hôi chân là một cách chữa hôi chân
Chỉ cần ngăn tiết mồ hôi chân là có thể chữa khỏi hôi chân

Y học thường áp dụng 2 phương pháp sau để chữa hôi chân sinh lý:

  • Phẫu thuật cắt tuyến mồ hôi trên chân, giúp mồ hôi không tiết ra ở chân mà tăng tiết ở vị trí khác như nách, da,… Phương pháp thường dùng nhất là gây tê và đốt đi các tuyến mồ hôi bằng dao mổ laser. Ngoài ra, có phương pháp không phẫu thuật là uống thuốc ngăn tiết mồ hôi, nhưng cách này chỉ hiệu quả trong  2 – 3 tháng.
  • Cắt bỏ hạch giao cảm để ngăn sự truyền tín hiệu từ da đến não bộ, giúp não bộ không phát tín hiệu cho phép tiết mồ hôi ở vị trí phẫu thuật. Các bác sĩ sẽ dùng phương pháp điện di ion (iontophoresis) hoặc tiêm thuốc trực tiếp vào da có thể ngăn các chất truyền tin tới kích hoạt tuyến mồ hôi tăng tiết. Mỗi lần thực hiện sẽ có hiệu quả trong 6 – 36 tháng.
Tiêm botox để chữa hôi chân
Tiêm botox vào lòng bàn chân có thể ngăn mùi hôi 6 tháng

Theo đánh giá từ Dược sĩ Đại học Dược Hà Nội, phương pháp này có nhiều nhược điểm:

  • Tăng tiết mồ hôi bù trừ: Gây tăng tiết mồ hôi ở các vùng còn lại như bàn tay, nách, mặt,…
  • Để lại sẹo: Phẫu thuật vùng này khiến bạn phải kiêng đi lại vài tuần, sẹo để lại có thể gây cộm, đau khi di chuyển do ma sát nhiều.
  • Biến chứng phẫu thuật: Đỏ da, khô da, rối loạn vận mạch,… khá thường gặp sau phẫu thuật.
  • Đau đớn: Quy trình tiêm botox có thể rất đau đối với vùng da nhạy cảm như lòng bàn chân, kể cả khi có thuốc tê. Phẫu thuật cũng có thể làm tổn thương các đầu dây thần kinh, gây các cơn đau dai dẳng.
  • Không sử dụng được với đối tượng: phụ nữ mang thai, người có phẫu thuật thay ghép xương kim loại, có máy trợ tim,…
  • Tốn kém: Chi phí khoảng từ vài triệu đến hàng chục triệu đồng
Tiết mồ hôi bàn tay
Biến chứng tăng tiết mồ hôi bù trừ ở các vùng khác trên cơ thể và nhiều tác dụng phụ khác

Theo GS-TS Trần Hậu Khang, Nguyên Viện trưởng Viện Da liễu Quốc gia, bên cạnh tuyến mồ hôi gây mùi, còn có nhiều nguyên nhân khác như u hạch, thay đổi hormones,…Vì vậy, cắt tuyến mồ hôi chưa chắc đã điều trị triệt để mùi cơ thể. 

Lời khuyên chuyên gia: Có một số cách khác để khử mùi hôi chân an toàn, không tác dụng phụ và tiết kiệm hơn. Tuy không chữa dứt điểm, nhưng chỉ vài thao tác đơn giản chưa đến 2 phút mỗi ngày, bạn có thể khử mùi hôi chân suốt cả ngày dài đó!

2. Nguyên tắc chữa hôi chân an toàn, hiệu quả

Để chữa hôi chân, bạn cần hiểu nguyên nhân gây hôi chân của mình. Có 2 loại hôi chân là hôi chân bệnh lý và hôi chân sinh lý.

Hôi chân bệnh lý  Hôi chân sinh lý 
  • Do vi sinh vật gây bệnh trên da, tạo thành các ổ viêm, hoại tử gây mùi.
  • Biểu hiện: sưng, nóng, đỏ, đau, bong tróc da,…
  • Có khả năng lây
  • Do vi khuẩn, nấm phân hủy da chết, mồ hôi gây mùi
  • Biểu hiện: Hoàn toàn bình thường, không sưng, nóng, đỏ, đau
  • Không lây
Nấm da chân gây hôi chân
Nấm da chân gây viêm, loét tạo mùi hôi và có thể lây qua dùng chung đồ cá nhân

Sau khi đã xác định được nguyên nhân hôi chân của mình, bạn kéo xuống để đọc cách xử lý nhé!

2.1. Chữa hôi chân do nguyên nhân bệnh lý

Có 2 bệnh lý chính gây hôi chân là hội chứng tăng tiết mồ hôi và nhiễm nấm. Trong đó:

  • Tăng tiết mồ hôi: Biểu hiện là chân luôn ẩm ướt ngay cả khi nghỉ ngơi, vận động ít; luôn ướt dép, nền nhà khi đi lại,… Nguyên nhân thường do rối loạn hệ thần kinh thực vật, tâm lý bất ổn hoặc do một số bệnh lý về tuyến mồ hôi.
  • Nhiễm khuẩn, nhiễm nấm: Biểu hiện thường là đỏ, tróc da, ngứa dữ dội,… Nguyên nhân thường do Candida albican, nấm aspergillus, tụ cầu vàng, rận,… phát triển quá mạnh gây hại cho da.

Cách chữa hôi chân trong trường hợp này:

  • Đi khám sớm để được Bác sĩ kê thuốc phù hợp. Thông thường, bệnh sẽ khỏi sau 1 – 2 tuần nếu được phát hiện và điều trị sớm.
  • Kết hợp với các biện pháp ngăn mùi chủ động để hết hôi chân nhanh chóng. Chi tiết bạn tham khảo phần 3 của bài viết nhé!
Khám chữa bệnh hôi chân
Nên đi khám bác sĩ nếu bị hôi chân bệnh lý bạn nhé!

2.2. Chữa hôi chân do nguyên nhân sinh lý

Có đến 90% người bị hôi chân là do nguyên nhân sinh lý. Bởi chân có 250.000 tuyến mồ hôi, nhiều hơn bất kỳ vùng da nào trên cơ thể. Khi chân đổ mồ hôi, da sẽ bị ướt tạo môi trường “mời gọi” vi khuẩn phát triển, lên men chất bẩn và da chết gây mùi khó chịu.

Để khắc phục tình trạng này, có 3 điều bạn cần duy trì:

  • Vệ sinh chân sạch sẽ: Bạn vệ sinh chân hàng ngày, kết hợp tẩy da chết 2 lần/tuần và cắt móng chân 1 lần/tuần để hạn chế vi khuẩn sinh sôi, phát triển gây mùi. Ngoài ra, khi sử dụng giày, tất, bạn cần vệ sinh hàng ngày, tránh sử dụng giày ướt, tất ướt vì đây là môi trường sống lý tưởng của vi khuẩn đó!
  • Tránh thực phẩm khiến hôi chân nặng hơn: Hạn chế thực phẩm gây tăng tiết mồ hôi như: Đồ ăn ướp muối, đồ ăn cay nóng, nhiều đường, caffeine, rượu,… và thực phẩm khiến mồ hôi nặng mùi như: Tỏi, hành tây, cá biển, măng tây,… thật sự giúp bạn giảm hôi chân đó! Tại sao vậy? Mời tìm hiểu chi tiết hôi chân nên ăn gì.
  • Kết hợp biện pháp ngăn mùi chủ động: Các cách trên yêu cần bạn cần thay đổi thói quen sinh hoạt và duy trì trong thời gian dài để đạt hiệu quả. Thậm chí là cần bạn phải kiêng khem những món ăn yêu thích, quả là cực hình. Có cách nào giảm hôi chân ngay tức thì không? Câu trả lời là có, bạn kết hợp các biện pháp ngăn mùi chủ động được đề cập ở phần 3 để hết hôi chân sau “1 nốt nhạc” nhé!
Gia vị nặng mùi gây hôi chân
Vệ sinh chân sạch sẽ, hạn chế gia vị nặng mùi kết hợp sử dụng các biện pháp ngăn mùi chủ động để chữa hôi chân hiệu quả nhất

3. Cách khử mùi hôi chân chủ động tại nhà

Dưới đây là 3 mẹo khử mùi hôi chân an toàn, siêu đơn giản, giúp bạn hết hôi chân ngay tức thì.

3.1. Phèn chua và bột gạo trị hôi chân

Phèn chua (khô phàn) có tính acid mạnh, có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây mùi trên da hiệu quả. Bột gạo thấm hút mồ hôi rất tốt, giúp chân khô thoáng. Kết hợp 2 thành phần này vừa khử mùi hôi chân hiệu quả, vừa giúp bạn tránh xa cảm giác ướt nhẹp khó chịu.

Phèn chua chữa hôi nách
Phèn chua được dùng bôi ngoài da để khử mùi hôi cơ thể

Cách tạo hỗn hợp khử mùi hôi chân từ bột gạo và phèn chua: 

  • Nguyên liệu:
    • 6 thìa cà phê bột gạo (khoảng 30gram)
    • 1 thìa cà phê bột phèn chua (khoảng 5gram)
    • 1 bát nhỏ, một thìa cà phê, một lọ rỗng để đựng
  • Các bước thực hiện: Cho bột gạo và bột phèn chua vào bát, trộn đều

Cách sử dụng: 

  • Rửa chân sạch sẽ, lau khô. Có thể tẩy da chết để tăng hiệu quả khử mùi
  • Lấy lượng bột vừa phải vào đầu ngón tay, xoa đều bột lên lòng bàn chân tạo thành lớp mỏng
  • Rắc một ít bột vào giày, dùng tay gõ gõ giày để bột tán đều khắp đế giày

Tần suất: Sử dụng lên chân trước khi ra ngoài, 2-3 lần/ngày.

Lưu ý: Da nhạy cảm cần tuân thủ đúng liều lượng phèn chua được gợi ý ở trên để tránh kích ứng vì có thể kích ứng với phèn chua

3.2  Tinh dầu Hương Thảo trị hôi chân

Các nghiên cứu chỉ ra Hương Thảo có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, có hiệu quả rất tốt trong việc khử mùi hôi chân.

Hương thảo khử mùi hôi chân do trời mưa
Tinh dầu Hương Thảo trị hôi chân hiệu quả

Cách chiết tinh dầu Hương Thảo:

  • Nguyên liệu:
    • 20 gram lá Hương Thảo tươi
    • 100 ml dầu dừa
    • 1 lọ thủy tinh dung tích khoảng 150ml
  • Các bước thực hiện: Rửa sạch lá Hương Thảo, cho dầu dừa cùng lá Hương Thảo vào lọ thủy tinh, để nơi có ánh sáng trong khoảng 1 tuần. Sau 1 tuần vớt lá Hương Thảo ra.

Cách dùng Hương Thảo khử mùi hôi chân:

  • Rửa chân sạch sẽ, tẩy da chết để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Đổ khoảng 1 thìa cà phê dầu ra tay, xoa đều và mát xa lòng bàn chân, mỗi bên khoảng 3 phút.

Tần suất: Sử dụng hàng ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ.

3.3. Bột khử mùi chuyên dụng

Nếu bạn không có nhiều thời gian chuẩn bị hỗn hợp khử mùi, bạn có thể dùng bột khử mùi chuyên dụng. Đây là cách tiết kiệm thời gian, hiệu quả và an toàn nhất để khử mùi hôi chân.

Chuyên gia khuyên bạn: Nên chọn sản phẩm từ thiên nhiên để an toàn, lành tính, nhất là những người mắc bệnh nấm chân, viêm da,… 

Gợi ý cho bạn bột khử mùi thiên nhiên Wings Up – sản phẩm được nghiên cứu và phát triển bởi đội ngũ Dược sĩ đại học Dược Hà Nội. Với thành phần 100% tự nhiên, chiết xuất từ bột Hương Thảo, Hoàng Bá, bột gạo, tinh dầu Tràm Trà,… sản phẩm vừa an toàn, vừa khử mùi hôi chân hiệu quả.

Bột khử mùi tự nhiên Wings Up chữa hôi chân

Sản phẩm bột khử mùi Wings Up khử mùi hôi chân hiệu quả
Khách hàng hài lòng về bột khử mùi Wings Up
Rất nhiều khách hàng đã bột khử mùi Wings phản hồi tốt về sản phẩm

Cách sử dụng Wings Up rất đơn giản, chỉ chưa đến 2 phút, bạn có thể “tạm biệt” hôi chân cả ngày dài:

  • Dùng trên chân: Đổ một lượng bột bằng 2 hạt ngô lên tay. Thoa bột lên vùng lòng bàn chân, mát xa nhẹ nhàng cho bột tán đều
  • Dùng cho giày: Rắc khoảng 1 thìa cafe bột vào mỗi bên giày, gõ giày để bột phủ đều đế giày

Bạn có thể tìm mua bột khử mùi thiên nhiên Wings Up tại khắp các nhà thuốc trên toàn quốc hoặc mua online tại Wingsup.vn để được sản phẩm chính hãng, giá tốt nhất (chưa đến 2000đ/ngày).

Như vậy, với câu hỏi Hôi chân có chữa được không thì câu trả lời là CÓ. Tuy nhiên, phương pháp phẫu thuật để chữa hôi chân tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ gây nguy hiểm cho sức khỏe. Để khử mùi hiệu quả và an toàn nhất, bạn nên dùng bột khử mùi chuyên dụng kết hợp với giữ gìn vệ sinh chân, giày sạch sẽ.

Liên hệ với Dược sĩ để được hỗ trợ nếu còn băn khoăn bạn nhé!

Cập nhật lúc: 02/02/2024

Bài viết liên quan

Xem thêm »

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...