4 cách trị hôi chân mùa đông ĐƠN GIẢN, HIỆU QUẢ tại nhà
Bạn bị hôi chân mùa đông và chưa biết cách khắc phục thế nào cho hiệu quả? Đừng lo! Bởi hôi chân mùa đông thường là hôi chân nhẹ, không phải hôi chân bệnh lý nên có thể “trị dứt điểm” được. Bài viết này, Dược sĩ đại học Dược Hà Nội sẽ gợi ý cho bạn các cách đơn giản, hiệu quả nhanh để kiểm soát mùi hôi chân mùa đông, tham khảo thử nhé!
1. Dùng thảo dược chữa hôi chân mùa đông tại nhà
Ngâm chân, khử mùi với thảo mộc là phương pháp đầu tiên nhiều người tìm đến để giải thoát khỏi mùi chân hôi ngày lạnh vì an toàn, cách làm đơn giản, có thể áp dụng ngay.
1.1. Thảo dược tự làm, hết mồ hôi chân
Cách này áp dụng cho tình trạng hôi chân từ nhẹ đến trung bình do nguyên nhân sinh lý, không khiến bạn quá bận tâm tới và làm gián đoạn sinh hoạt hằng ngày của bạn. Nếu bạn rửa chân đơn thuần với nước và xà phòng có thể khiến mùi giảm bớt đáng kể thì áp dụng thêm phương pháp thảo mộc sẽ hỗ trợ bạn khử mùi chân tối đa.
1.1.1. Phèn chua
Phèn chua là một khoáng chân tuyệt vời trong khử mùi cơ thể, tích hợp 2 công dụng diệt khuẩn và thấm hút mồ hôi. Phèn có khả năng ngậm nước tốt, đặc biệt khi ở dạng chưng – phèn phi có thể ngậm tối đa 12 phân tử nước/1 phân tử phèn. Tính acid nhẹ của phèn ức chế hoạt động của vi khuẩn sinh mùi trên da trong thời gian ngắn khi dùng trực tiếp.
Bạn nên phối hợp phèn chua với muối để tăng hiệu quả tẩy da chết. Công thức tham khảo như sau:
- Bước 1: Trộn đều hỗn hợp bột muối và phèn chua theo tỉ lệ 1:2 (5g muối và 10g bột phèn)
- Bước 2: Vệ sinh chân sạch sẽ bằng nước ấm, dùng khăn lau khô chân
- Bước 3: Xoa hỗn hợp bột đều lên da lớp mỏng, đều kết hợp với massage nhẹ nhàng ít nhất 5 phút
- Bước 4: Để khoảng 10 phút sau đó rửa sạch bằng nước ấm và lau khô chân bằng khăn sạch
- Bước 5: Thoa dưỡng ẩm cho chân.
Lưu ý: Phèn chua có tính acid rất dễ gây kích ứng, không sử dụng phương pháp này khi chân có vết thương hở.
1.1.2. Chanh tươi
Hàm lượng acid citric trong chanh chiếm khoảng 5%, giúp chanh có pH từ 2 – 3 diệt khuẩn da mạnh khi dùng trực tiếp. Ngoài ra, chanh có khả năng tẩy da chết, cấp ẩm và vitamin C giúp làn da nứt nẻ mùa đông nhanh chóng phục hồi và hồng hào.
Chanh có thể ứng dụng trị hôi chân theo nhiều cách: Ngâm chân với vỏ chanh, trộn với kem đánh răng, muối, gừng,…Để có thể phát huy hiệu quả tẩy da chết của chanh – một trong những nguyên nhân khiến mồ hôi chân tồi hơn vào mùa đông, bạn nên dùng chanh trực tiếp, như sau:
- Bước 1: Vệ sinh chân sạch sẽ bằng nước ấm, dùng khăn lau khô chân
- Bước 2: Cắt đôi quả chanh, lấy ½ quả chà lên lòng bàn chân mỗi bên trong 5 phút. Động tác nhẹ nhàng tránh làm xước da.
Lưu ý: Chanh chứa acid mạnh không sử dụng trực tiếp trên chân có vết thương hở.
1.1.3. Lá lốt
Các Flavonoid trong lá lốt có tính kháng khuẩn mạnh, ức chế vi sinh vật nhân lên và sản sinh mùi hôi. Ngoài ra, lá lốt chứa một số vitamin, khoáng chất giúp dưỡng da khô trong mùa lạnh, tăng cường hàng rào bảo vệ trước vi sinh vật.
Lá lốt có thể sử dụng theo một số cách như: giã nhỏ lấy bã đắp hoặc nước cốt, kết hợp với muối, bột gạo,…Tuy vậy, để tận dụng tối đa tinh dầu trong lá lốt, bạn tham khảo cách ngâ chân với nước lá lốt như sau:
- Bước 1: Chọn khoảng 10 lá lốt màu sẫm, căng bóng
- Bước 2: Rửa sạch lá lốt dưới vòi nước chảy và ngâm 15 phút trong nước muối loãng.
- Bước 3: Vò nát lá lốt và hòa vào chậu đựng 2 lít nước ấm.
- Bước 4: Ngâm chân từ 10-15 phút, rửa lại chân với nước trắng và lau khô kỹ.
1.1.4. Tinh dầu
Tinh dầu thảo mộc thường có mùi thơm dễ chịu, có thể khử mùi hôi chân nhẹ. Tuy vậy, một số tinh dầu của các cây như Hương Thảo, Tràm, trà xanh, bạc hà, trầu không… chứa những hoạt chất được chứng minh là có thể ức chế sự nhân lên của nhiều dòng vi khuẩn trên da. Thực tế, ngâm chân, xông chân với tinh dầu tại các spa chăm sóc và kết hợp tinh dầu Hương Thảo, Tràm trà trong các sản phẩm khử mùi là điều thường thấy.
Bạn có thể tham khảo công thức ngâm chân với tinh dầu dưới đây:
- Bước 1: Chuẩn bị một lọ tinh dầu (Hương Thảo hoặc Tràm, Trà Xanh, Ngải cứu).
- Bước 2: Chuẩn bị chậu nước ấm đựng 2 – 3 lít nước.
- Bước 3: Nhỏ 10 -15 giọt tinh dầu vào chậu nước. Ngâm chân từ 15 – 20 phút kết hợp mát xa để tinh dầu tác dụng tốt hơn.
- Bước 4: Rửa lại chân với nước trắng ấm và lau khô.
1.1.5. Trà xanh
Lá trà tươi, túi trà lọc,… đều có khả năng khử mùi hiệu quả nhờ có Tanin có khả năng diệt khuẩn tốt cùng một số tinh dầu khác hỗ trợ. Ngoài ra, nước lá trà còn có khả năng se khít lỗ chân lông, giảm tiết mồ hôi.
Khả năng diệt khuẩn của lá trà xanh đạt hiệu quả tốt nhất và đơn giản nhất để trị hôi chân tại nhà là ngâm chân nước trà xanh hãm. Cách làm như sau:
- Bước 1: rửa sạch bụi bẩn, da chết trên chân bằng xà phòng, sữa tắm và lau khô chân, kẽ ngón chân
- Bước 2: Rửa sạch lá trà ( khoảng 100g) dưới vòi nước chảy. Hãm lá trà tươi với 01 lít nước nóng 10’.
- Bước 3: Pha nước trà hãm với 01 lít nước mát. sau 30 phút ngâm chân, lau khô với khăn mềm.
Ngoài ra, có thể kết hợp đặt trà túi lọc trong giày để hút ẩm, khử mùi, giảm hôi chân.
1.1.6. Muối và gừng
Trong tinh dầu gừng có chứa Gingerol, Shogaol với công dụng kìm hãm, ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây mùi trên chân. Ngoài ra, đây là các tinh dầu ấm, giúp giữ ấm và tăng tuần hoàn máu tới chân, giúp da vùng chân giảm khô tróc, rối loạn tiết mồ hôi. Khi kết hợp với muối, muối có khả năng hút ẩm và tẩy da chết, tăng cường hiệu quả diệt khuẩn khử mùi của gừng.
Cách kết hợp muối và gừng như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị một củ gừng và 10 muối hạt nhỏ
- Bước 2: Cạo vỏ, rửa sạch gừng sau đó giã nát, chắt lấy nước. Trộn 2 thìa nước cốt gừng với 2 thìa cà phê muối.
- Bước 3: Thoa và mát xa hỗn hợp trên trực tiếp lên da. Chú ý vệ sinh gót chân và các kẽ chân – nơi vi khuẩn tập trung nhiều. Sau 10 phút, rửa sạch và lau khô chân.
1.1.7. Lá trầu
Polyphenol: Eugenol, chavibetol và chavicol trong tinh dầu lá trầu không khả năng diệt khuẩn mạnh. Trầu không trong y học cổ truyền dân tộc được áp dụng để trị các bệnh viêm da, rôm sảy, ngứa…Bởi vậy sử dụng trầu không đôi khi có thể làm giả mùi hôi chân của những người có mùi hôi nặng và có tình trạng viêm da đi kèm.
Tinh dầu trên lá trầu không có thể phát huy tác dụng ngay chỉ nhờ vò và đắp bã lá trên chân:
- Bước 1: Chuẩn bị 5 – 6 lá trầu không, rửa sạch rồi vò nát hoặc giã để tiết tinh dầu
- Bước 2: Vệ sinh sạch sẽ vùng nách cần khử mùi, lau nhẹ bằng khăn mềm. Sau đó thoa lá trầu không vừa giã nát lên lòng bàn chân.
- Bước 3: Thoa nhẹ nhàng khoảng 5 phút để các dưỡng chất thẩm thấu vào da
- Bước 4: Để lá trầu không ở vùng nách khoảng 15 phút rồi vệ sinh lại nách với nước sạch.
1.2. Dùng bột thảo mộc khử mùi, ngăn mồ hôi
Cách này hiệu quả sẽ cao hơn sử dụng thảo mộc tự chuẩn bị, áp dụng cho tình trạng hôi chân trung bình đến nặng do các nguyên nhân sinh lý. Bột khử mùi thảo mộc là các thảo mộc được tinh chế dưới dạng bột mịn, đáp ứng tiêu chí tiện dụng, khô ráo và sử dụng được tại bất cứ đâu. Bột khử mùi có khả năng kiểm soát mùi tương tự phương pháp dùng thảo mộc tự làm, tuy nhiên, ưu việt hơn bởi kết hợp nhiều loại thảo mộc với tỷ lệ cân đối giúp kiểm soát mùi chân hiệu quả hơn.
Nắm bắt xu hướng dùng mỹ phẩm an toàn, nguồn gốc thiên nhiên, đội ngũ Dược sĩ Đại học Dược Hà Nội đã phát triển từ bài thuốc dân gian và cho ra đời bột khử mùi Wings Up.
Wings Up là sự kết hợp của 5 thành phần thảo dược, khoáng chất: Hương Thảo, Phèn Chua, Bột Gạo, Tràm Trà và Hoàng Bá. Các vị thuốc này giúp diệt khuẩn và khử mùi bằng cách thấm hút mồ hôi, kiểm soát mồ hôi chân tiết ra do thay đổi thời tiết và thay đổi môi trường nóng – lạnh liên tục trong mùa đông.
Wings Up có dạng bột, khô ngay khi gặp da và có độ bám dính cao, thích hợp dùng cho chân vào mùa đông. Wings Up cho phép đi tất ngay không cần chờ đợi, rắc trong giày giúp khử mùi và cảm giác khi sử dụng dễ chịu hơn các dạng lăn/sáp thông thường.
Cách dùng Wings Up trị hôi chân mùa đông: Bạn bôi trực tiếp một lớp bột mỏng lên chân trước khi đi tất đồng thời rắc bột vào giày, để qua đêm rồi rũ bột ra, đi bình thường.
Phương pháp |
Ưu điểm |
Nhược điểm |
Dùng thảo dược dân gian |
Tiện lợi, có thể tận dụng nguyên liệu sẵn có |
|
Dùng bột khử mùi thảo dược |
Tiện lợi Hiệu quả nhanh sau 1 – 2 lần sử dụng Khử mùi toàn diện An toàn, dịu nhẹ với da |
Cần đầu tư lọ bột sử dụng trong thời gian dài |
Bảng đánh giá 2 phương pháp dùng thảo dược trị hôi chân mùa đông
Nếu bạn muốn hiệu quả khử mùi chân tới nhanh chóng và ngay lập tức, bạn nên ưu tiên dùng bột thảo mộc khử mùi dựa trên những ưu điểm đã phân tích trên.
2. Chữa hôi chân mùa đông với thuốc chống mồ hôi chân
Ưu điểm của thuốc Tây y thường là tác dụng nhanh, hiệu quả cao. Tuy vậy, nhược điểm của chúng là không phải ai cũng có thể sử dụng và tác dụng phụ của chúng khá nhiều.
Một số thuốc trị hôi chân thường gặp là:
- Thuốc sử dụng ngoài da: Như các dạng muối Nhôm, với tác dụng ngăn tuyến mồ hôi tiết ra mồ hôi. Thuốc giữ cho chân được khô thoáng khá hiệu quả nhưng tác dụng diệt khuẩn của thuốc thường không có.
- Thuốc kháng acetylcholin đường uống: Dòng thuốc này ức chế chất dẫn truyền thần kinh của hệ phó giao cảm, qua đó làm giảm tiết mồ hôi. Thuốc có tác dụng phụ là khô miệng, bí tiểu, loạn nhịp tim và nhồi máu cơ tim.
- Thuốc chẹn beta giao cảm uống: Có tác dụng hiệu quả trong trường hợp hôi nách nặng do tăng tiết mồ hôi liên quan đến đám đông, căng thẳng. Cơ chế thuốc làm chậm nhịp tim và phần nào giảm tiết mồ hôi. Thuốc chống chỉ định trên bệnh nhân hen suyễn và thận trọng trên bệnh nhân có bệnh lý mạch ngoại vi (gây hạ áp).
Phương pháp này chỉ khuyến cáo áp dụng cho hôi chân bệnh lý, khi có chỉ định của bác sĩ. Với các tình trạng hôi chân theo mùa, hôi chân sinh lý, dùng thuốc là không nên vì tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ.
3. Chữa hôi chân vào mùa đông bằng phương pháp can thiệp Tây y
Nếu tình trạng hôi chân mùa đông nặng lên, ảnh hưởng đến bạn và gia đình bạn, các phương pháp trên thường không đủ để xử lý vấn đề. Lúc này, điều bạn cần là khám da liễu và nghe tư vấn từ bác sĩ về một số phương pháp trị liệu cao cấp hơn. Các phương pháp thường được bác sĩ khuyên dùng là:
3.1. Điện di ion
Để dễ hiểu nhất, đây là phương pháp dùng nguồn điện đưa ion qua da, thông qua hệ thủy phân làm se khít lỗ chân lông và giảm tiết mồ hôi.
Điện di ion thường sử dụng đối với vùng chân, an toàn và không cần phải can thiệp xâm lấn. Phương pháp sẽ hiệu quả với những người có chứng tăng tiết mồ hôi chân và cần sử dụng thường xuyên trong vài tuần để duy trì hiệu quả. Mỗi lần chạy điện di cần 15 – 20 phút, có thể thực hiện tại spa, phòng mạch hoặc tự mua máy về sử dụng.
3.2. Tiêm botox
Đây là phương pháp sử dụng chất botox tiêm trực tiếp vào nách, có khả năng làm giảm sự giải phóng acetylcholin, từ đó giảm tiết mồ hôi trong 5 – 6 tháng. Phương pháp này hiệu quả ngay sau 1 lần tiêm, tuy nhiên chi phí cao, xâm lấn tiềm ẩn khả năng nhiễm trùng và gây đau đớn cho người áp dụng.
Phương pháp này chỉ dành cho hôi chân nặng, không dứt điểm, tác dụng phụ sẽ nhiều hơn phương pháp tác động ngoài da như dùng thảo dược, bột bôi da.
4. Vệ sinh chân vào mùa lạnh
Đây là bước dù bạn hôi chân ở mức độ nào cũng cần phải thực hiện. Tuy nhiên, rửa chân với nước thông thường là chưa đủ. Đúng cách, đúng bước là thế nào? Bạn cần ghi nhớ 4 bước cơ bản:
- Rửa sạch chân: Ngâm chân với nước muối loãng hoặc nước ấm trước khi kỳ cọ và rửa với xà phòng khoảng 5 phút sẽ giúp làm mềm da chân và gột sạch vi khuẩn trên bề mặt.
- Tẩy da chết cho chân: Mùa đông tế bào chết trên chân hình thành rất nhanh (do thời tiết hạnh khô). Tẩy da chết cho chân bằng các loại kem tẩy, đá mài hoặc đơn giản là bằng muối, chanh sẽ giúp loại bỏ đi phần tế bào sừng chứa đầy dinh dưỡng nuôi sống vi khuẩn gây mùi.
- Thoa dưỡng ẩm cho chân: Cấp nước và khoáng cho chân giúp chân có làn da khỏe mạnh hơn để chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn sinh mùi do viêm nhiễm. Bạn nên chọn các loại kem dưỡng ẩm khô nhanh, không bết dính và không mùi và sử dụng vào buổi tối trước khi đi ngủ.
- Lau khô chân trước khi đi tất, giày: Đặc biệt lau kỹ các kẽ ngón chân và dùng khăn sạch, khô. Chân cần khô hẳn trước khi bị nhốt trong tất và giày bí khí, vi khuẩn sẽ nhân lên nhanh hơn trong môi trường ẩm, ấm.
Rửa chân đúng cách, đúng bước là bạn đã loại đi 3 trong 5 yếu tố gây hôi chân mùa đông rồi đó!
5. Dùng giày và tất đúng cách để trị hôi chân mùa đông
Dù hôi chân nặng hay nhẹ thì việc chọn loại giày, tất phù hợp vẫn rất quan trọng để cải thiện mùi hôi.
5.1. Mẹo dùng tất mùa đông
Khi sử dụng tất mùa đông, bạn lưu ý:
- Chất liệu: Cotton, co giãn tốt và không quá dày. Tránh dùng tất quá mỏng, tất bông xù và chất chật hơn cỡ chân. Tất cotton đảm bảo giữ ấm hơn các loại vải khác, đồng thời cho phép chân “thở”, giảm bí bách, giam giữ mồ hôi và khí sinh ra.
- Thay tất mỗi ngày: Tất cũng như nội y, tiếp xúc trực tiếp với da – đặc biệt vùng chân toát mồ hôi rất nhiều, cần được thay mỗi ngày và giặt đều đặn.
- Hạn chế đi tất cả ngày: Thay tất sớm nhất khi bạn về đến nhà sẽ hạn chế sự bí bách cho chân nhiều đấy.
- Rửa chân sau khi đi tất: Tất là để giữ ấm không phải để giữ cho chân bạn sạch sẽ. Bởi có vẻ như đi tất giúp bạn không dính bụi trên mặt đất nhưng đừng quên, đôi chân vẫn tự làm bẩn chính nó với mồ hôi và vi khuẩn da hoành hành.
5.2.2. Mẹo dùng giày mùa đông
Cách chọn một đôi giày “chân ái” cho mùa đông:
- Lót giày dày dặn và không làm bởi mút mỏng: Chất liệu lót giày này vô cùng bí, chưa kể đến chất lượng thường kém. Bạn nên chọn một đôi giày có lót giày bằng vải hoặc nếu không, bạn có thể mua lót giày bằng cói, vải riêng cho giày.
- Giày có lỗ thông khí trên hông: Những chiếc lỗ này không để trang trí như bạn tưởng, chúng giúp chân bạn tỏa nhiệt, thoát mồ hôi tốt hơn.
- Hạn chế đi giày da: Một đôi ủng da trông thật thời trang và ấm áp, nhưng chúng cũng bí hơi và đi chúng thường xuyên sẽ khiến sức khỏe bàn chân bạn đi xuống. Thay đổi giày dép thường xuyên cũng là một mẹo giup chân bạn luôn thơm thơ đấy.
Cách vệ sinh giày:
- Thay lót giày thường xuyên: ít nhất 1 tuần/lần. Với những đôi giày không có lót rời, hoặc bạn làm sạch giường giày với khăn tẩm dung dịch làm sạch, hoặc áp dụng bước tiếp theo.
- Khử hôi giày:
- Khử hôi bằng cồn: Xịt trực tiếp cồn 70 độ lên lót/giường giày và thành giày, để khô hoàn toàn trước khi đi. có thể áp dụng 2 -3 lần/tuần.
- Khử hôi bằng bã cà phê: Gói bã cà phê vào miếng giấy ăn khô và đặt vào trong giày. Để ít nhất qua 1 đêm trước khi sử dụng.
Lưu ý: Khi tình trạng hôi chân có các biểu hiện mồ hôi tiết nhiều, viêm tấy, mùi tanh, mùi giấm bạn cần đi khám bác sĩ. Bác sĩ là người quyết định bạn được điều trị bằng thuốc hay các can thiệp khác sâu hơn để giải quyết sự khó chịu này.
Hi vọng qua chia sẻ trên, bạn đã biết cách xử lý hôi chân mùa đông hiệu quả. Nếu còn băn khoăn về mùi cơ thể, hãy để lại bình luận ở dưới để được Dược sĩ Đại Học Dược Hà Nội giải đáp nhanh chóng nhất!
Bài viết liên quan