Cách làm chân không bị hôi chỉ với 5 BƯỚC cực đơn giản

Mùi hôi chân có thể xuất hiện ngay cả khi bạn đã thay giày mới, tất mới, hay rửa chân sạch sẽ. Vậy cách làm chân không bị hôi thế nào hiệu quả? Tham khảo ngay 5 bước khử mùi hôi chân được chia sẻ bởi Dược sĩ Đại học Dược Hà Nội trong bài viết dưới đây!

Cách làm chân không bị
Bàn chân mịn màng, không mùi giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp hàng ngày.

Bước 1: Vệ sinh – Bước quan trọng nhất để chân không bị hôi

Vệ sinh là bước quan trọng nhất để chân không bị hôi nhờ những tác dụng như sau:

  • Làm sạch vi khuẩn trên da chân – nguồn gây mùi: vi khuẩn sinh trưởng phát triển trên da chân cùng với mồ hôi ẩm ướt sẽ khiến chân có mùi nặng hơn.
  • Làm sạch lớp da chết – nguồn thức ăn cho vi khuẩn gây mùi: vi khuẩn lên men lớp da chết tạo ra mùi khó chịu.
  • Làm lỗ chân lông thông thoáng: tránh các bệnh về da và đào thải chất cặn bã bám trên chân.

Vậy vệ sinh chân với tần suất bao nhiêu lần trên ngày là đủ? Bạn nên vệ sinh chân ít nhất 1 lần/ngày, sau mỗi lần đi giày, ra đường hoặc hoạt động mạnh bởi lúc này chân sẽ tiết nhiều mồ hôi.

Vệ sinh chân hàng ngày để loại bỏ mùi hôi.
Vệ sinh chân hàng ngày để loại bỏ mùi hôi.

Dưới đây là 5 bước vệ sinh chân đúng cách, đơn giản mà mang lại nhiều hiệu quả:

  • Bước 1: Ngâm chân với nước ấm: Đổ nước ấm vào chậu, thêm vài giọt dung dịch sát trùng tồi ngâm chân từ 5 – 10 phút. Nước ấm giúp loại bỏ da chân, tế bào chết, bụi bẩn, vi khuẩn và những tác nhân gây mùi khác.
  • Bước 2: Vệ sinh chân với xà phòng: Dùng xà phòng với khăn hoặc miếng bọt biển chà nhẹ nhàng lòng bàn chân, dùng bàn chải làm sạch các kẽ móng chân.
  • Bước 3: Tẩy da chết trên chân: Sử dụng sản phẩm tẩy tế bào chết cho bàn chân, đặc biệt là phần gót chân. Ngoài ra, bạn có thể áp dụng hỗn hợp tẩy tế bào chết tự nhiên gồm: 3 thìa mật ong, 3 thìa bột gạo, 2 thìa giấm táo, trộn đều, xoa lên chân và chờ sau 15 phút thì rửa lại bằng nước sạch.
  • Bước 4: Lau khô chân: Dùng khăn mềm lau khô chân, đặc biệt là kẽ ngón chân. Nếu để chân ẩm, vi khuẩn, nấm có thể phát triển, gây nhiễm trùng và tạo ra mùi hôi.
  • Bước 5: Bôi kem dưỡng ẩm: Sau khi chân khô hoàn toàn, bôi kem dưỡng ẩm và massage nhẹ nhàng trong vài phút giúp da chân luôn mịn màng, tăng cường lưu thông máu đến khu vực này.
Bôi kem dưỡng ẩm cho chân
Bôi kem dưỡng và massage nhẹ nhàng để da chân luôn mềm mịn, hồng hào.

Bước 2: Loại bỏ móng chân – “nhà” của vi khuẩn hôi chân

Bụi bẩn, vi khuẩn thường dễ mắc vào móng chân và khó thoát ra. Lâu ngày, vi khuẩn tích tụ nhiều có thể gây viêm quanh móng và tạo ra mùi hôi khó chịu. Do đó, bạn nên cắt móng chân 1 lần/tuần để đảm bảo móng chân luôn sạch sẽ.

Dưới đây là một số bước cắt tỉa móng chân đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ da liễu:

  • Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ: Chuẩn bị kéo cắt móng chân chuyên dụng, được khử trùng hàng tháng bằng cồn 70 hoặc 90 độ. Sau khi dùng xong, tráng dụng cụ bằng nước nóng và lau khô hoàn toàn.
  • Bước 2: Làm mềm móng chân: Thời điểm tốt nhất để cắt tỉa móng chân là ngay sau khi tắm. Tuy nhiên, nếu không thể, hãy ngâm chân trong nước ấm khoảng 5 – 10 phút để làm mềm móng.
  • Bước 3: Cắt móng chân: Cắt móng chân với những đường thẳng, dứt khoát
  • Bước 4: Giũa móng: Dùng giũa móng tay làm tròn nhẹ các góc ở móng, luôn giũa theo cùng một hướng để giữ cho móng chắc, ngăn chúng mắc vào quần áo, đồ đạc.
Cắt móng chân để loại bỏ vi khuẩn gây hôi chân
Cắt móng chân thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn tích tụ bên trong.

Lưu ý:

  • Không cắt lớp biểu bì ở gốc móng để tránh vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng.
  • Móng chân, móng tay phản ánh sức khỏe tổng thể của bạn. Khi nhận thấy sự thay đổi bất thường ở móng chân như chuyển sang màu vàng, có sọc đen, đốm trắng, dễ nứt gãy… bạn hãy đến gặp bác sĩ da liễu để được khám và tư vấn. Trong một vài trường hợp, đây có thể là dấu hiệu của các bệnh nhiễm trùng hoặc u ác tính.

Mời bạn tìm hiểu thêm cách cắt móng chân trong video dưới đây:

Bước 3: Bôi bột khử mùi chống hôi chân

Sau khi vệ sinh chân và loại bỏ nguồn vi khuẩn, bạn sử dụng thêm bột khử mùi trước khi đi giày hoặc dép để chống hôi chân. Bạn nên dùng bột khử mùi 1 – 2 lần/ngày để đảm bảo chân luôn khô thoáng, sạch sẽ.

Cách sử dụng đơn giản như sau:

  • Bước 1: Rửa sạch chân, lau khô.
  • Bước 2: Đổ một lượng bột vừa đủ ra tay và xoa đều quanh chân, đặc biệt là lòng bàn chân – nơi đổ nhiều mồ hôi nhất.
Bột khử mùi Wings Up
Bột khử mùi Wings Up khắc phục tình trạng hôi chân hiệu quả.

Hiện nay, trên thị trường xuất hiện nhiều sản phẩm khử mùi. Bạn có thể tham khảo bột khử mùiWings up của hãng mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ Mềm. Sản phẩm chứa thành phần chiết xuất hoàn toàn từ tự nhiên bao gồm: bột gạo, bột khô phàn, bột hoàng bá, bột hương thảo mang lại nhiều tác dụng:

  • Diệt khuẩn: Bột khô phàn giúp điều chỉnh độ pH, tiêu diệt và ngăn chặn sự xuất hiện của vi khuẩn, nấm.
  • Kiểm soát mồ hôi: Sản phẩm dạng bột, tiêu biểu nhất là thành phần bột gạo biến tính với kích thước nhỏ, min có khả năng thấm hút mồ hôi, mang lại cảm giác khô thoáng tự nhiên, không nhờn rít.

Đặc biệt, bột khử mùi Wings Up không chứa hương liệu làm thơm, không chứa cồn, hóa chất mạnh ảnh hưởng đến da chân và chất liệu của giày. Sản phẩm an toàn tuyệt đối khi sử dụng lâu ngày, phù hợp cho cả mẹ bầu và mẹ sau sinh.

Bột khử mùi tự nhiên Wings Up
Bột khử mùi Wings Up với thành phần thiên nhiên đảm bảo an toàn cho làn da của bạn.

Bước 4: Đi tất có khả năng thấm hút mồ hôi chân

Bạn cần đi tất mỗi khi đi giày, kể cả giày búp bê. Bởi tất giúp thấm mồ hôi chân, không cho mồ hôi ngấm vào giày gây ẩm ướt và tạo mùi. Bạn nên chọn tất thoáng khí, thấm mồ hôi, thường được làm từ vải cotton, cotton pha spandex, acrylic, sợi tre…

Tất thấm hút mồ hôi
Sử dụng tất để mồ hôi chân không ngấm vào giày gây mùi.

Ngoài ra, giặt tất đúng cách cũng là yếu tố vô cùng quan trọng:

  • Bước 1: Phân loại tất: Phân loại tất theo màu và giặt riêng để giữ cho màu tất luôn bền, đặc biệt là tất trắng. Không nên giặt tất chung với quần áo để tránh dính xơ vải gây mất thẩm mỹ.
  • Bước 2: Giặt tất: Lộn cho mặt trái tất ra ngoài, giặt tất nhẹ nhàng bằng nước lạnh, sử dụng bột giặt có chất tẩy rửa nhẹ.
  • Bước 3: Phơi tất: Phơi ở nhiệt độ vừa phải, nhiệt độ quá cao có thể khiến sợi vải bị giãn ra, nhiệt độ quá thấp khiến tất ẩm ướt và có mùi. Sau đó, gấp hoặc cuộn tất lại và cất trong ngăn riêng.

Bước 5: Đi giày dép đúng cách – chân sạch sẽ, chẳng lo mùi

Chọn giày dép đúng cách giúp chân luôn sạch sẽ và không có mùi. Bạn nên chọn giày dép theo những tiêu chí như sau:

  • Vừa vặn với chân, không chật chội, bó chặt khiến chân ra nhiều mồ hôi hơn.
  • Chất liệu thoáng khí như cao su, da… để chân không tích tụ mồ hôi khiến vi khuẩn, nấm sinh sôi, phát triển.
  • Đế cao vừa đủ giúp chân hạn chế tiếp xúc với bụi bẩn khi hoạt động.
Chọn giày để hạn chế mùi hôi chân
Đi giày vừa chân mang lại cảm giác dễ chịu, tránh đổ quá nhiều mồ hôi.

Ngoài ra, bạn cần bảo quản đúng cách theo hướng dẫn sau để giày dép không tích tụ nhiều vi khuẩn gây mùi:

  • Vệ sinh giày dép thường xuyên, khoảng 1 tháng/ lần (dùng xà phòng với giày thường, dùng bột khử mùi với giày da)
  • Vệ sinh xong phải phơi khô giày dép mới được sử dụng vì giày ẩm ướt có thể gây mùi.
  • Để nơi thoáng khí, cao ráo, không để trên đất.

Lưu ý:

  • Luôn đi giày với tất để mồ hôi không thấm vào giày gây mùi.
  • Mỗi đôi giày, dép chỉ nên đi liên tục 2 – 3 hôm, sau đó sử dụng thay thế đôi khác để chúng có thời gian bay hết hơi ẩm.
  • Hạn chế chung giày dép với ng khác, đặc biệt là giày dép công cộng.
  • Nên thay giày, dép mới sau 6 tháng sử dụng (nếu dùng liên tục).
Vệ sinh giày thường xuyên
Vệ sinh giày thường xuyên để giày luôn sạch sẽ, thơm tho.

Bài viết trên đã nêu lên những thông tin chi tiết về cách làm chân không bị hôi. Mong rằng những kiến thức này sẽ giúp bạn giữ gìn một đôi bàn chân mềm mại, khỏe mạnh, không mùi tế nhị để bạn tự tin hơn trong cuộc sống. Nếu còn băn khoăn, bạn để lại bình luận ở dưới để được hỗ trợ nhé!

Cập nhật lúc: 02/02/2024

Bài viết liên quan

Xem thêm »

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...