Hôi nách di truyền thế nào? Làm sao để phòng tránh hiệu quả?

Hỏi:

Chào Bác sĩ, tôi năm nay 27 tuổi. Sau khi cưới một thời gian tôi mới biết chồng bị hôi nách. Tôi có nghe nói nó có thể lây sang con. Con tôi năm nay 5 tuổi, có biểu hiện hay toát mồ hôi, tôi lo rằng con sẽ bị giống chồng. Tôi muốn hỏi liệu rằng hôi nách có bị di truyền không? Nếu có thì làm sao để ngăn mùi từ đầu cho con ạ? Tôi không muốn điều này ảnh hưởng đến cuộc sống của con, xấu hổ trước mọi người. Rất mong lời giải đáp và hướng dẫn từ Bác sĩ, tôi cảm ơn ạ.

Dược sĩ trả lời:

Theo nghiên cứu chỉ ra, hôi nách có thể di truyền, có thể từ bố hoặc mẹ. Tuy nhiên tùy thuộc vào nguyên nhân gây hôi nách mà có thể di truyền hay không. Vì thế bạn không nên lo lắng quá mà hãy xem giải thích kĩ hơn ở dưới đây.

Hôi nách có di truyền không
Hôi nách có thể di truyền từ bố mẹ sang con tùy thuộc vào nguyên nhân

1. Khi nào hôi nách có thể di truyền sang con?

Hôi nách có tính di truyền
Sơ đồ tỉ lệ gen di truyền bệnh hôi nách

Việc di truyền tùy vào nguyên nhân gây hôi nách:

  • Hôi nách do tăng tiết mồ hôi bẩm sinh (hormone, đặc điểm di truyền của: hệ thần kinh giao cảm, cấu tạo của hệ thống tiết bã nhờn dưới da nách…) đều là các nguy cơ di truyền cao.
  • Theo sơ đồ, có thể thấy rằng nếu cả bố cả mẹ đều bị hôi nách thì tỉ lệ con cái bị là 80%. Còn nếu chỉ một trong hai bị thì tỉ lệ cũng lên đến 50%. Cũng theo đó, nếu bố bị thì tỉ lệ con cái bị sẽ thấp hơn so với là mẹ bị hôi nách.

Ngay cả khi trẻ không di truyền, hôi nách vẫn có thể bị hôi do: vệ sinh, tác động bên ngoài, thay đổi hormone khi dậy thì…. Ngoài ra, hôi nách do viêm da, một số bệnh phát sinh không di truyền (như tiểu đường, hạ đường huyết…) hay do tác dụng phụ của thuốc đều không di truyền.

Tuy nhiên bạn đừng lo lắng quá, nôi dung dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết kịp thời các dấu hiệu, đưa ra các biện pháp phòng tránh nguy cơ hôi nách cho trẻ.

2. Dấu hiệu nhận biết hôi nách bẩm sinh

Trẻ bị di truyền hội chứng tăng tiết mồ hôi từ bố mẹ có nguy cơ cao bị hôi nách. Nếu phát hiện ra các dấu hiệu này có thể xác định con bạn có nguy cơ cao.

  • Có thể nhìn thấy mồ hôi: Kể cả khi không gắng sức hay hoạt động mạnh gì bé vẫn bị ra mồ hôi trên da . Hay bạn dễ dàng nhận thấy mồ hôi thấm ướt quần áo bé mặc.
  • Đổ mồ hôi gây cản trở hoạt động bình thường hàng ngày: Mồi hôi làm bé lười vận động, cầm bút, sử dụng đồ dùng khó khăn hơn.
  • Da trở nên mềm, trắng và bong bóc ở một số vùng nhất định trên cơ thể: Da bị thấm ướt trong thời gian dài có thể gây ra tình trạng mềm da, trắng bệch và bong tróc.
  • Nhiễm trùng da: Ngứa ngáy, nấm, bệnh nhiễm trùng có thể xuất hiện ở những vùng có lượng mồ hôi bài tiết nhiều.

3. Top 3 cách ngăn mùi hôi nách cho con từ sớm

Các phương pháp sau nên áp dụng ngay cả khi con không có biểu hiện. Bạn cần tuân thủ theo nếu có biểu hiện tăng tiết mồ hôi bẩm sinh.

3.1. Sử dụng bột khử mùi

Ngay cả khi không bị tăng tiết mồ hôi bẩm sinh, trẻ cũng có thể bị ra nhiều mồ hôi do vận động mạnh, căng thẳng, dậy thì… Vì thế bé vẫn nên sử dụng sản phẩm ngăn mùi thường xuyên

Lưu ý khi chọn sản phẩm ngăn mùi:

  • Thành phần thiên nhiên lành tính: Da trẻ còn mỏng manh, dễ bị kích ứng, vì thế mẹ cần lựa chọn những sản phẩm thiên nhiên an toàn.
  • Không chứa hương liệu: Hương liệu từ mùi công nghiệp sẽ không tốt cho da. Ngoài ra còn ảnh hưởng đến khứu giác, hệ hô hấp của trẻ nhỏ.
  • Có khả năng thấm hút và diệt khuẩn đồng thời: Mồ hôi bản chất không hôi mà là do vi khuẩn lên men. Khi chọn sản phẩm mẹ nên chọn sản phẩm tối ưu, có tác dụng kép.
  • Hiệu quả suốt ngày: Trẻ đi học trong thời gian dài nên cần sản phẩm có hiệu quả kéo dài

Chúng tôi gợi ý bột khử mùi cơ thể – Wings Up là sản phẩm phù hợp với trẻ và cả bố mẹ do:

  • 100% thiên nhiên: Thành phần gồm có bột talc, bột gạo, phèn chua (khô phàn), kẽm oxyd, bột Hương Thảo, bột Hoàng Bá, tinh dầu Tràm Trà.
  • Không mùi, không hương liệu: Mẹ có thể hoàn toàn yên tâm không lo bị kích ứng
  • Tác động kép: Với tác động diệt khuẩn (từ phèn chua, tràm trà, kẽm oxyd) kết hợp hiệu quả thầm hút (từ bột gạo, bột talc), Wings Up giúp da luôn khô thoáng tuyệt đối không còn mùi hôi khó chịu.
  • Hiệu quả suốt 24h: Bột Wings Up với hiệu quả kéo dài sẽ giúp bạn tự tin khô thoáng cả ngày.
  • Ngoài ra: Với thiết kế nhỏ gọn tiện dụng bạn có thể dễ dàng mang theo sử dụng mọi lúc mọi nơi. Bạn cũng có thể dùng được cho cả chân hay nách, bất cứ vùng nào có tiết mồ hôi gây khó chịu, gây mùi.
Bột khử mùi Wings Up
Bột khử mùi Wings Up an toàn lành tính cho cả trẻ em

3.2. Hạn chế vi khuẩn dưới cánh tay

Bạn nên hướng dẫn, tập cho trẻ thói quen tắm rửa mỗi ngày để hạn chế tối đa vi khuẩn

  • Với trẻ lớn có thể dùng xà phòng, sữa tắm.
  • Với trẻ nhỏ có thể dùng các loại nước tắm thảo dược sau:
    • Chè xanh: Trong chè xanh có chất kháng khuẩn là catechin, giúp bé vệ sinh làm sạch da hiệu quả an toàn. Bạn cần vò nát lá chè ở trong chậu tắm, sau đó đổ nước đun sôi vào. Chờ đến lúc nước ấm lại cũng là lúc hoạt chất trong lá chè ra hết thì lấy nước tắm cho bé.
    • Trầu không: Đây có lẽ là loại lá có tác dụng kháng khuẩn không còn xa lạ gì với các mẹ nữa. Bạn có thể vò nát lá trầu hoặc cắt nhỏ, cho vào nồi nước đun sôi, chờ ít phút cho hoạt chất hòa với nước sau đó pha loãng tắm cho bé.
    • Kinh giới: Với lá tươi, bạn giã nát vắt lấy nước rồi pha vào chậu nước ấm rồi tắm trực tiếp cho bé. Với lá khô hãy mang đun sôi trong 5 phút rồi pha loãng.
    • Sài đất: Sài đất có tính mát, giải độc thanh nhiệt nên thường được dùng lá tắm trị rôm sảy, sử dụng các bệnh về da nhờ tính kháng khuẩn. Lá sài đất rửa sạch, đun lấy nước rồi pha loãng là có thể sử dụng tắm cho bé.
    • Lá khế: Lá khế cũng là loại thuốc dân gian được dùng thông dụng để trị mẩn ngứa, viêm da, dị ứng. Đơn gián bạn chỉ cần rửa sạch lá, cho vào nồi nước đun sôi, chờ nguội vớt lá ra và tắm
Tắm lá khế trị hôi nách
Tắm bằng lá khế có thể ngăn vi khuẩn gây hôi nách cho trẻ

3.3. Hạn chế các thực phẩm gây mùi hôi nách

Thực phẩm gây mùi là các thực phẩm kích thích cơ thể toát ra nhiều mồ hôi hoặc tạo, thải ra khí có mùi hôi

Các thực phẩm nên hạn chế ăn gồm:

  • Thực phẩm mặn: Thức ăn mặn khiến bạn phải đào thải lượng dư thừa dưới dạng mồ hôi và nước tiểu. Hơn thế nữa nó còn khiến mùi “nặng” hơn.
  • Thực phẩm chế biến: Thức ăn chế biến chứa lượng chất xơ thấp, hàm lượng chất béo lại cao khiến cho bộ máy tiêu hóa trở nên quá tải. Vì thế cơ thể phải tăng cường hoạt động để xử lí chúng, làm bài tiết nhiều mồ hôi.
  • Thực phẩm cay nóng: Thức ăn cay nóng làm nhiệt độ cơ thể tăng lên, từ đó kích thích tăng tiết mồ hôi để làm mát cơ thế.
  • Thực phẩm có hàm lượng đường/ carbohydrates cao: Thức phẩm có nhiều đường/ tinh bột được biết là tạo ra hiệu ứng nhiệt đáng kể khi ăn vì chúng khó phân hủy hơn. Cơ thể vì thế mà tiết ra mồ hôi nhiều hơn để điều hòa.
  • Thực phẩm giàu protein: Thức ăn protein cũng là dạng thực phẩm sinh nhiệt. Một phần chúng biến đổi dưới dạng ure, và cơ thể đào thải bằng tuyến mồ hôi.
  • Thức uống chứa cồn: Chắc hẳn bạn đã từng uống một ly rượu hay bia gì đó rồi đúng không? Cơ thể nóng dần lên và nhiệm vụ của cơ thể là tăng tiết mồ hôi lên để điều hòa.
  • Thức uống chứa caffein: Caffein chính xác là một chất kích thích làm tăng nhịp tim và huyết áp của bạn. Nhận biết điều đó, cơ thể sẽ đáp ứng chống lại, tăng bài tiết mồ hôi.
Thức ăn nhanh làm tăng tiết mồ
Thức ăn chứa nhiều đường, tinh bột, cay nóng làm cơ thể bài tiết nhều mồ hôi

Bạn chỉ nên hạn chế sử dụng nhiều hoặc thay thế những thức phẩm trên với thực phẩm cung cấp dinh dưỡng tương ứng để đảm bảo trẻ luôn được bổ sung đủ chất.

Nếu còn băn khoăn, hãy liên hệ trực tiếp với ược sĩ để được tư vấn thêm nhé.

Cập nhật lúc: 02/02/2024

Bài viết liên quan

Xem thêm »
Loading...