Trẻ bị hôi chân có sao không? 9+ cách khử mùi an toàn cho con
Hôi chân khiến trẻ tự ti, ngại giao tiếp, vui chơi với bạn bè. Vậy trẻ bị hôi chân do đâu và cách khử mùi thế nào an toàn, hiệu quả nhất? Bố mẹ hãy tìm hiểu tư vấn của Dược sĩ qua bài viết dưới đây nhé!
1. Nguyên nhân dẫn đến hôi chân ở trẻ nhỏ
Giống như người lớn, trẻ bị hôi chân do hai nguyên nhân chính là mồ hôi chân tiết ra nhiều và vi khuẩn sinh sôi phát triển gây mùi.
1.1. Trẻ bị hôi chân do tăng tiết mồ hôi
Đổ mồ hôi giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, nhưng khi mồ hôi tiết nhiều hơn bình thường tạo môi trường cho vi khuẩn sinh sôi phát triển gây mùi. 5 nguyên nhân phổ biến gây tăng tiết mồ hôi ở trẻ nhỏ:
- Trẻ vận động mạnh: Vui chơi, chạy nhảy nhiều khiến cơ thể bé nóng lên, cơ thể phải cân bằng nhiệt độ bằng cách tăng tiết mồ hôi.
- Trẻ bị căng thẳng: Một số trẻ bị đổ mồ hôi chân nhiều hơn khi cảm thấy căng thẳng, lo lắng hay hồi hộp do áp lực học hành, thi cử,…
- Trẻ đi giày, tất quá chật, không thoáng khí: Chân trẻ có thể nóng hơn và tăng tiết mồ hôi khi mang giày, tất quá chật. Mồ hôi tiết ra khó thoát cộng thêm nhiệt độ cao trong giày/tất càng thích hợp cho vi khuẩn gây mùi.
- Trẻ mắc phải một số loại bệnh nhất định: Theo một nghiên cứu, khi mắc một số bệnh dưới đây có biểu hiện đi kèm là tăng tiết mồ hôi: Cường giáp, Suy tim sung huyết, tiểu đường, tăng huyết áp,…
- Trẻ đến tuổi dậy thì: Trẻ ở tuổi dậy thì, các hormon tăng tiết, cùng với đó là sự tăng tiết của tuyến mồ hôi. Hôi chân thường phát triển mạnh ở tuổi dậy thì, với nữ từ 8 – 13 tuổi, với nam từ 9 – 14 tuổi.
1.2. Trẻ bị hôi chân do nhiễm khuẩn
Khi vi khuẩn tăng sinh, chúng sẽ lên men da chết và chất bẩn ở chân gây mùi hôi khó chịu. Có 2 nguyên nhân chính khiến trẻ tăng sinh vi khuẩn:
- Trẻ bị bệnh về chân: Chân bé bị hôi có thể do các bệnh về chân như: nấm, nhiễm khuẩn, ký sinh trùng. Biểu hiện: Da bé ngứa, mẩn đỏ, có mụn nước, viêm chảy mủ… Nếu thấy bé có biểu hiện này, mẹ cần đưa bé đến bác sĩ để được thăm khám. Bé sẽ hết hôi chân khi đã khỏi hoàn toàn các bệnh về chân.
- Không giữ vệ sinh chân sạch sẽ: Khi trẻ không rửa chân hằng ngày hay đi giày, tất lâu ngày,… vi khuẩn hay nấm có thể phát triển trên giày hoặc trên da của trẻ và gây mùi.
2. 9 cách giảm hôi chân cho trẻ an toàn tại nhà
Cách giảm hôi chân cho bé rất đơn giản, bố mẹ chỉ cần:
- Nhắc nhở bé giữ vệ sinh sạch sẽ sau khi đi giày, vui chơi và khi tắm. Cắt móng chân 1 lần/tuần để hạn chế vi khuẩn sinh sôi phát triển.
- Thấm hút mồ hôi và tiêu diệt vi khuẩn gây mùi: Bất kỳ phương pháp khử mùi hôi chân nào cũng phải tuân thủ 2 nguyên tắc này. Bố mẹ cần ưu tiên sử dụng phương pháp tự nhiên để an toàn, lành tính.
Ở phần dưới, Dược sĩ đề cập đến 2 phương pháp là phương pháp dân gian và dùng sản phẩm chuyên dụng. Mỗi phương pháp có ưu điểm, nhược điểm riêng. Bố mẹ tham khảo để chọn cách phù hợp với bé nhà mình nhé!
2.1. Dùng bột gạo và bột phèn chua (khô phàn)
Bột gạo tạo môi trường khan có khả năng hút ẩm tốt, giúp chân luôn khô thoáng. Ngoài ra, theo một nghiên cứu chỉ ra trong Bột gạo có chứa allantoin có tác dụng chống viêm, giúp vết thương nhanh lành. Kết hợp với Phèn chua (khô phàn) có công dụng kháng khuẩn và giảm tiết mồ hôi sẽ giúp trẻ nhỏ có một đôi chân khô thoáng, giảm mùi.
Nguyên liệu:
- 30g (6 muỗng Cà phê) Bột gạo
- 5g (1 thìa Cà phê) bột Phèn Phi
Cách thực hiện:
- Trộn đều Bột gạo và bột Phèn Phi đã chuẩn bị sẵn
- Vệ sinh chân sạch sẽ cho trẻ, lau khô.
- Thoa một lớp mỏng hỗn hợp trên lên 2 bàn chân trẻ
Lưu ý: Không dùng phương pháp này khi chân bé có vết thương hở vì sẽ gây sót mẹ nhé!
2.2. Bột Hương Thảo kết hợp tinh dầu Tràm Trà
Theo một nghiên cứu, tinh dầu Tràm Trà có khả năng diệt, ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây mùi nhờ Eucalyptol và Terpinen-4-ol. Bột Hương Thảo trong Đông Y được sử dụng với công dụng diệt khuẩn, chống nấm, kháng viêm.
Hỗn hợp tinh dầu Tràm Trà và bột Hương Thảo khử mùi hiệu quả, dịu nhẹ, hương thơm tự nhiên, dễ chịu thích hợp với những trẻ nhỏ có làn da nhạy cảm.
Nguyên liệu:
- 9 giọt tinh dầu Tràm Trà
- 15g (3 muỗng cà phê) bột Hương Thảo
Cách thực hiện:
- Trộn đều tất cả nguyên liệu đến khi tạo hỗn hợp sền sệt
- Vệ sinh chân và thoa 1 lớp mỏng hỗn hợp lên 2 bàn chân trẻ
- Để khô, sau 15 – 20 phút rửa lại với nước sạch và lau khô
2.3. Nước lá lốt trị hôi chân
Trong lá lốt chứa nhiều hoạt chất Flavonoid có tác dụng diệt khuẩn, chống viêm nên giúp giảm mùi hôi chân. Mẹ có thể cho bé ngâm chân để giảm mùi hôi mẹ nhé!
Nguyên liệu:
- 2 nắm tay lá lốt (khoảng 100g)
- 3 thìa cà phê muối trắng
- 3 lít nước sạch
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá lốt sau đó ngâm với muối khoảng 5 -10 phút
- Sử dụng chày cối giã dập lá lốt sau ngâm rồi cho vào nồi
- Cho 3 lít nước sạch vào nồi và bật bếp đun sôi khoảng 10 phút
- Đợi cho nước nguội bớt đến khi chạm thử thấy ấm
- Đổ ra một chậu phù hợp để ngâm chân cho bé trong khoảng 30 phút
2.4. Nước lá ổi chữa hôi chân cho trẻ
Theo nghiên cứu khoa học, lá ổi chứa tanin và limonen, có tác dụng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn gây mùi và chống viêm hiệu quả. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng khoa học nào về công dụng ngăn mùi hôi chân bằng lá ổi, mẹ nên cân nhắc khi sử dụng lá ổi trị hôi chân cho bé nhé!
Nguyên liệu:
- 15 – 20 lá ổi tươi
- 2 muỗng cà phê muối trắng
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá ổi, ngâm với muối trắng khoảng 5 -7 phút, sau đó rửa lại với nước rồi vớt ra
- Cho lá ổi vào nồi, đổ khoảng 1,5 lít nước sạch
- Bật bếp đun sôi khoảng 5 -20 phút
- Để nước ổi nguội bớt, đến khi chạm tay thử thấy ấm ấm
- Đổ nước vào chậu phù hợp và cho bé ngâm chân khoảng 30 phút
2.5. Dùng chanh và gừng
Hiện nay chưa có nghiên cứu chứng minh chanh và gừng giúp khử mùi hôi chân. Tuy nhiên, trong gừng chứa Gingerol, Shogaol giúp diệt khuẩn khử mùi, giảm tiết mồ hôi. Trong khi chanh chứa nhiều Acid Citric có khả năng diệt khuẩn nhẹ, cân bằng pH da, se khít lỗ chân lông và giảm tiết mồ hôi. Kết hợp chanh và gừng mang lại tác dụng khử mùi hôi chân hiệu quả cho bé!
Nguyên liệu:
- Một nửa quả chanh tươi
- Một củ gừng tươi (khoảng 20g)
Cách thực hiện:
- Dùng dao cạo vỏ, rửa sạch và băm nhuyễn gừng trên thớt
- Vắt một nửa quả chanh vào bát, trộn đều gừng băm nhuyễn và nước chanh
- Vệ sinh chân sạch sẽ, thoa hỗn hợp lên 2 bàn chân bé và mát xa nhẹ nhàng trong 5 phút.
- Đợi 20 phút và rửa lại bằng nước ấm
Lưu ý: Chanh có tính acid nên có thể gây xót, đau với vùng da bị tổn thương. Mẹ không sử dụng khi chân bé có vết thương hở nhé!
2.6. Kết hợp chanh và muối
Muối có tác dụng diệt khuẩn nhẹ theo cơ chế thẩm thấu nước của tế bào vi khuẩn, làm vi khuẩn chết do mất nước. Muối kết hợp cùng chanh sẽ làm tăng khả năng diệt vi khuẩn gây mùi, đồng thời se khít lỗ chân lông, giảm tiết mồ hôi chân cho bé.
Nguyên liệu:
- 100g (20 muỗng cà phê) muối
- 300ml nước ấm
- 1 quả chanh tươi
Cách thực hiện:
- Hòa tan muối với nước ấm
- Vắt chanh vào dung dịch nước muối ấm
- Vệ sinh chân bé sạch sẽ, dùng bông thấm hỗn hợp chanh muối trên vào chân bé
Lưu ý: Cả muối và chanh đều gây đau, rát, dễ gây kích ứng đặc biệt trên vết thương hở, mẹ không sử dụng công thức này nếu chân con có vết thương hở.
2.7. Dùng ngải cứu và muối
Ngải cứu chứa nhiều tinh dầu có tác dụng kháng khuẩn, làm vết thương nhanh hồi phục. Khi kết hợp với muối (có tác dụng hỗ trợ diệt khuẩn) làm tăng khả năng diệt vi khuẩn gây mùi hôi chân của ngải cứu.
Nguyên liệu:
- 1 nắm ngải cứu tươi
- 4 muỗng cà phê muối hạt (20g)
- 1,5 lít nước
Cách thực hiện:
- Lá ngải cứu rửa sạch sau đó thái nhỏ rồi bỏ vào nồi
- Cho thêm nước và muối
- Bật bếp và đun sôi thêm 5 phút
- Để cho nước nấu nguội bớt đến khi chạm tay thử thấy ấm
- Đổ nước nấu ra chậu phù hợp, cho bé ngâm chân khoảng 30 phút
Quan trọng: Các phương pháp dân gian ở trên có thể giảm mùi hôi chân trong khoảng 4 – 6h. Vậy có cách nào hiệu quả hơn, giúp bé thoải mái vui chơi với bạn bè cả ngày không? Bố mẹ kéo xuống đọc tiếp nhé!
2.8. Dùng bột khử mùi thiên nhiên
Bột khử mùi thiên nhiên là sản phẩm được bố mẹ lựa chọn nhiều nhất khi bé bị hôi chân do:
- Khử mùi hiệu quả, 1 lần dùng là khử mùi được cả ngày, hiệu quả gấp 2 – 3 lần phương pháp dân gian.
- Bố mẹ nhàn, không phải cất công chuẩn bị mất 20 – 30 phút như phương pháp dân gian.
- Tiện dụng, có thể dùng mọi lúc mọi nơi, cách dùng đơn giản, dễ dàng để sử dụng lâu dài.
- An toàn tuyệt đối, không mùi, không tác dụng phụ cho bé
Bố mẹ có thể tham khảo bột khử mùi thiên nhiên Wings Up – sản phẩm được nghiên cứu bởi đội ngũ Dược sĩ Đại học Dược Hà Nội, 100% thiên nhiên, khử mùi hôi chân hiệu quả trong 24h, lại nhỏ gọn, tiện dụng cực kỳ cho bé nhà mình.
3. Một số băn khoăn khác về tình trạng hôi chân ở trẻ
3.1. Trẻ bị hôi chân có nguy hiểm không? Khi nào nên đưa đi khám?
Trẻ bị hôi chân đa số là hiện tượng sinh lý bình thường, không nguy hiểm cho bé. Chỉ khi bé bị một số trường hợp ở dưới, Dược sĩ khuyên mẹ nên cho bé đi khám vì có thể ảnh hưởng lâu dài đến bé:
- Biểu hiện của bệnh lý gây tăng tiết mồ hôi: Mẹ tham khảo lại mục 1.1.5
- Biểu hiện viêm nhiễm da: Do vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng như mẩn đỏ, đau ngứa, châm chích, mưng mủ, bong tróc da…
- Hôi chân không cải thiện: Sử dụng nhiều biện pháp khử mùi trong thời gian dài không hiệu quả
3.2. Trẻ bị hôi chân có phải do di truyền không?
Hôi chân ở trẻ có khả năng do di truyền, bởi một trong hai loại tăng tiết mồ hôi là tăng tiết nguyên phát chủ yếu do di truyền gây ra. Nếu bố hoặc mẹ từng bị tăng tiết mồ hôi có thể di truyền sang con. Tuy nhiên trường hợp này khá hiếm gặp.
3.3. Trẻ bị hôi chân có chữa khỏi được không?
Nếu bé bị hôi chân do không vệ sinh chân sạch sẽ, đi tất, giày bẩn,… thì sẽ khỏi nhanh khi nguồn gây mùi được xử lý. Hoặc nếu bé bị bệnh gây tăng tiết mồ hôi thì cũng khỏi khi bệnh của bé được chữa khỏi.
Tuy nhiên, nếu bé bị hôi chân do tăng tiết mồ hôi sinh lý (dậy thì) sẽ khá khó chữa. Đa số các trường hợp phải can thiệp phẫu thuật, và tiềm ẩn rủi ro tái lại rất cao.
Các bật phụ huynh có thể tìm hiểu thêm về vấn đề này tại bài viết: Hôi chân có chữa được không? 3 mẹo mới toanh khử mùi hôi chân hiệu quả
Như vậy, trẻ bị hôi chân thường không nguy hiểm và có thể xử lý tại nhà bằng cách dùng bột khử mùi chuyên dụng hoặc phương pháp dân gian. Nếu còn băn khoăn, bố mẹ liên hệ Dược sĩ để được hỗ trợ nhanh chóng, chính xác nhất nhé!