Hôi chân là bệnh gì? Cách “dứt điểm” hôi chân siêu đơn giản

Hôi chân là bệnh gì? Theo các chuyên gia, đa số trường hợp hôi chân không phải bệnh, chỉ là biểu hiện sinh lý bình thường. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp hôi chân do bệnh lý như: Hyperhidrosis, chân nhiễm nấm, biến chứng bệnh tiểu đường,… 

Để biết mình bị hôi chân do đâu và cách xử lý hiệu quả, bạn tham khảo tư vấn của Dược sĩ trong bài viết dưới đây! 

Hôi chân là bệnh gì?

Hôi chân là nỗi ám ảnh của rất nhiều người

1. 2 nguyên nhân khiến chân có mùi hôi

Có 2 nguyên nhân khiến bàn chân có mùi hôi là nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân bệnh lý.

1.1. Hôi chân do sinh lý

Hầu hết các trường hợp hôi chân đều xuất phát từ nguyên nhân sinh lý. Y học gọi hội chứng này là Bromodosis. Nước ta có khoảng 15% người có bàn chân nặng mùi, và tin tốt là tình trạng này rất dễ khắc phục.

Vậy nguyên nhân hôi chân sinh lý là do đâu?

Bàn chân chúng ta có khoảng 250.000 tuyến mồ hôi, nhiều hơn bất kỳ vùng da nào trên cơ thể. Vì thế, không có gì ngạc nhiên khi chân đổ mồ hôi nhanh chóng. Khi chân đổ mồ hôi, da sẽ bị ướt tạo môi trường “mời gọi” vi khuẩn phát triển, gây mùi khó chịu.

Nguyên nhân gây bệnh hôi chân
Hôi chân thường do nguyên nhân sinh lý

Hôi chân sẽ nặng hơn nếu:

  • Không vệ sinh giày, dép, tất thường xuyên (1 ngày/lần) sẽ lưu giữ lại vi khuẩn, tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn, vi nấm phát triển gây mùi.
  • Không vệ sinh chân sạch sẽ khiến da chết bám trên da, khiến vi khuẩn phân hủy gây mùi nặng hơn.
  • Thời tiết nắng nóng khiến cơ thể buộc phải tiết nhiều mồ hôi hơn bình thường để làm mát cơ thể, tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển gây hôi.
  • Ăn nhiều đồ ăn cay nóng, gia vị nặng mùi gây co mạch và mở rộng lỗ chân lông, làm tăng lượng mồ hôi tiết trên cơ thể. Tuyến mồ hôi cũng là con đường đào thải của một số loại gia vị, thức ăn có mùi, làm cho mùi hôi đã khó chịu lại càng khó chịu hơn.
Gia vị làm tăng mùi hôi cơ thể
Một số gia vị nặng mùi: Tỏi, gừng, tiêu,… làm tăng mùi hôi nách khó chịu

1.2. Hôi chân do bệnh lý

Bên cạnh các nguyên nhân sinh lý, hôi chân cũng có thể là biểu hiện của một số bệnh lý khác trên cơ thể như: Hội chứng tăng tiết mồ hôi trên cơ thể, bệnh viêm da, nấm chân,… Đây là những bệnh không nguy hiểm nhưng thường dai dẳng, khó điều trị dứt điểm.

Chi tiết về từng bệnh lý bạn theo dõi ở phần 2 nhé!

2. Hôi chân là báo hiệu của bệnh lý gì?

2 bệnh lý chính khiến thường gặp khiến chân có mùi hôi là tăng tiết mồ hôi và viêm da.

2.1.  Hội chứng tăng tiết mồ hôi

Hội chứng tăng tiết mồ hôi là tình trạng mồ hôi tiết ra quá nhiều so với bình thường, khiến bàn chân luôn trong trạng thái “ướt nhẹp”. Đây là môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi gây hôi chân.

Chân tiết nhiều mồ hôi
Hội chứng tăng tiết mồ hôi tay gây hôi chân

2.1.1. Nguyên nhân gây tăng tiết mồ hôi?

2 nguyên nhân gây tăng tiết mồ hôi là: Tăng tiết mồ hôi nguyên phát và tăng tiết mồ hôi thứ phát. Trong đó:

  • Tăng tiết mồ hôi nguyên phát: Thường diễn ra ở lứa tuổi dậy thì. Đây là giai đoạn mà các tuyến tiết, các tuyến bã nhờn trên cơ thể hoạt động mạnh nhất, tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật phát triển, gây nên mùi hôi khó chịu. Mồ hôi tiết ra nhiều nhất sau khi thức dậy, vận động.
  • Tăng tiết mồ hôi thứ phát: Tăng tiết mồ hôi thứ phát thường là biểu hiện của một số vấn đề sức khỏe, bệnh lý hoặc do ảnh hưởng của một số thuốc điều trị bệnh khác. Một số bệnh lý có thể gây tăng tiết mồ hôi nhiều: Gout, tiểu đường, béo phì, thời kỳ mãn kinh, tuyến giáp hoạt động quá mức,…
Tăng tiết mồ hôi tuổi dậy thì
Dậy thì có thể là nguyên nhân gây tăng tiết mồ hôi

2.1.2. Biểu hiện của hội chứng tăng tiết mồ hôi

Biểu hiện của tăng tiết mồ hôi nguyên phát: 

  • Tiết mồ hôi ở một số vị trí nhất định như lòng bàn tay, lòng bàn chân, trên đầu, nách, khuỷu tay, khuỷu chân,…
  • Tiết nhiều sau khi ngủ dậy, căng thẳng hoặc quá tập trung vào công việc.
  • Tình trạng này diễn ra thường xuyên, ít nhất 1 lần/tuần.

Biểu hiện tăng tiết mồ hôi thứ phát: 

  • Mồ hôi tiết ra ở toàn bộ cơ thể, rất ít khi chỉ xảy ra ở một bộ phận hay cơ quan nhất định.
  • Tiết nhiều mô hôi khi đang ngủ, gây khó ngủ, trằn trọc, rôm sẩy,…

Xem thêm: Chân có mùi chua: 2 Nguyên nhân và 6 giải pháp KHỬ MÙI HIỆU QUẢ

2.2. Bệnh viêm da

Da có chức năng ngăn chặn sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, vi nấm và sự tấn công từ bên ngoài. Tuy nhiên, khi da bị tổn thương, có vết thương hở hoặc hệ thống miễn dịch suy yếu, vi khuẩn sẽ tấn công gây nên tình trạng viêm da.

Bệnh viêm da chân
Viêm da do sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, vi nấm

Viêm da do sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, vi nấm

2.2.1. Nguyên nhân gây viêm da

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên tình trạng viêm da, trong đó có 4 tác nhân chính:

  • Vi khuẩn (Tụ cầu vàng, liên cầu, trực khuẩn mủ xanh,…)
  • Virus (zona, thủy đậu, herpes,…)
  • Nấm (Candida albican, nấm aspergillus, Actinomyces,…)
  • Ký sinh trùng (Ghẻ, rận, bọ chét,…)
  • Ký sinh trùng (Ghẻ, rận, bọ chét,…)

2.2.2. Biểu hiện của bệnh viêm da

Hầu hết các trường hợp đều có biểu hiện phát ban, nóng đỏ da, ngứa, đau và rát. Ngoài ra, có thể gặp biểu hiện nguy hiểm như:

  • Bong tróc da.
  • Da mưng mủ.
  • Phồng rộp.
  • Xuất hiện ổ hoại tử, da sẫm màu.
  • Đau dữ dội.
Triệu chứng của bệnh viêm da
Triệu chứng của viêm da bao gồm: Nóng đỏ, phát ban, đau, ngứa và rát

Triệu chứng của viêm da bao gồm: Nóng đỏ, phát ban, đau, ngứa và rát

Xem thêm: Hôi chân có lây được không? 4 Cách dứt điểm hôi chân hiệu quả!

3. Cách khử mùi hôi chân hiệu quả

Nếu bị hôi chân do bệnh lý: Tăng tiết mồ hôi, viêm da, bạn cần đi khám để các bác sĩ tư vấn và đưa ra hướng điều trị hợp lý, không nên tự chữa ở nhà.

Khám bệnh vùng da bị viêm
Khi da có các biểu hiện nghiêm trọng như viêm mủ, trầy da, sưng tấy cần gặp bác sĩ để được tư vấn

Khi da có các biểu hiện nghiêm trọng như viêm mủ, trầy da, sưng tấy cần gặp bác sĩ để được tư vấn

Nếu bị hôi chân sinh lý, bạn cần kết hợp 2 cách sau:

1 – Giảm vi khuẩn trên da: 

  • Rửa chân bằng xà phòng diệt khuẩn đều đặn mỗi ngày. Tẩy da chết cho bàn chân 2 – 3 lần/tuần để giảm da chết, từ đó giảm vi khuẩn tích tụ gây mùi.
  • Luôn để bàn chân khô ráo, lau khô chân sau khi rửa, đi trời mưa,… đặc biệt ở vùng kẽ ngón chân.
  • Thay tất 1 lần/ngày, giặt giày sau 1 – 2 lần sử dụng.
Sử dụng tất hạn chế mồ hôi chân
Sử dụng tất có chất liệu thấm hút: len, cotton,… và thay tất 1 lần/ngày

2 – Làm giảm tiết mồ hôi:

  • Hạn chế đi giày, nếu đi giày thì ưu tiên giày vải để tăng sự thông thoáng cho chân.
  • Sử dụng bột khử mùi để thấm hút mồ hôi và khử mùi hôi chân hiệu quả. Đây là các sản phẩm chuyên biệt, giúp hiệu quả khử mùi nhanh hơn, cách thực hiện đơn giản hơn rất nhiều.
Bột khử mùi hôi chân Wings Up
Sử dụng bột khử mùi hôi chân để mang lại hiệu quả tốt nhất

Sử dụng bột khử mùi hôi chân để “tạm biệt” hôi chân ngay từ lần đầu tiên sử dụng!

Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã hiểu rõ hôi chân là bệnh gì và biết cách “dứt điểm” hôi chân nhanh chóng, hiệu quả. Nếu còn băn khoăn về bệnh hôi chân, bạn liên hệ với Dược sĩ để được tư vấn nhé!

Cập nhật lúc: 02/02/2024

Bài viết liên quan

Xem thêm »

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...