9+ mẹo hay “đánh bay mùi” cho mẹ bị HÔI CHÂN SAU SINH

Mùi hôi chân khó chịu sau sinh khiến mẹ cảm thấy lo lắng, tự ti. Vậy nguyên nhân bị hôi chân sau sinh do đâu và cách khử mùi thế nào để an toàn, hiệu quả? Hãy tìm hiểu ngay cùng Dược sĩ trong bài viết dưới đây mẹ nhé!

Mẹ mệt mỏi vì bị hôi chân sau sinh
Hôi chân sau sinh khiến mẹ mệt mỏi, căng thẳng

1. Nguyên nhân khiến mẹ bị hôi chân sau sinh

Theo Dược sĩ, tăng tiết mồ hôi là nguyên nhân chính gây hôi chân sau khi sinh con. Mẹ sau sinh bị tăng tiết mồ hôi do:

  • Thay đổi nội tiết tố: Theo một nghiên cứu, khoảng 29% phụ nữ bị bốc hỏa sau sinh. Sau sinh lượng Estrogen trong cơ thể mẹ giảm xuống gây ra những cơn bốc hỏa, khiến mẹ đổ mồ hôi nhiều hơn
  • Cơ thể cần loại bỏ lượng nước dư thừa: Theo Hiệp hội mang thai của Hoa Kỳ, Phụ nữ trong thời kỳ mang thai có thể sản xuất khoảng 50% lượng máu và dịch thể để đáp ứng nhu cầu của thai nhi. Do đó, sau sinh mẹ thường tăng tiết mồ hôi để loại bỏ những chất lỏng không cần thiết khiến cơ thể mẹ sưng phù.
  • Căng thẳng sau sinh: Khi căng thẳng, lo lắng cơ thể mẹ sản sinh ra một số hormon kích thích tuyến mồ hôi tiết ra nhiều hơn. Đây là vấn đề thường gặp ở nhiều mẹ, đặc biệt là những mẹ mang thai lần đầu.
  • Tiểu đường thai kỳ: Tiểu đường thai kỳ có thể kéo dài 1 – 3 tháng sau khi sinh và gây tăng tiết mồ hôi
  • Thiếu chất dinh dưỡng: Việc đổ mồ hôi nhiều sau sinh cũng có thể do cơ thể mẹ thiếu vi chất, các chất dinh dưỡng cần thiết khi đang cho bé bú
  • Sử dụng nhiều thực phẩm nóng: Các loại thực phẩm cay nóng chứa nhiều Capsaicin gây đánh lừa dây thần kinh thụ cảm làm mẹ có cảm giác nóng và lúc này cơ thể mẹ sẽ tăng tiết mồ hôi để làm mát

Ngoài ra, đôi khi hôi chân sau sinh do tăng sinh vi khuẩn: Mẹ sau sinh thường kiêng kỹ quá mức (như kiêng tắm, không ra ngoài, mặc đồ kín để tránh gió), lúc này chân mẹ không được vệ sinh sạch sẽ, lâu ngày tạo môi trường cho vi khuẩn gây mùi phát triển.

Chân mẹ sau sinh bị hôi
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hôi chân sau sinh

2. Top 9+ mẹo hay đánh bay mùi hôi chân sau sinh

Các phương pháp khử mùi hôi chân từ thảo dược tự nhiên được nhiều mẹ quan tâm vì lành tính, an toàn cho cả mẹ và bé. Mẹ theo dõi để xem phương pháp nào phù hợp với mình nhé!

2.1. Dùng bột Hoàng Bá

Một nghiên cứu chỉ ra rằng Hoàng Bá có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gây mùi, chống nấm, ngăn mùi hôi chân nhờ 2 hoạt chất chính là BerberinePalmatine.

Một số bài thuốc từ bột Hoàng Bá:

  • Kết hợp bột Hoàng Bá và Phèn phi, Bột gạo
  • Kết hợp bột Hoàng Bá với Bột gạo

Tham khảo thêm: Sử dụng Hoàng Bá trị hôi nách, hôi chân cực hiệu quả

Bột Hoàng Bá trị hôi chân sau sinh
Bột Hoàng Bá giúp ngăn mùi hôi chân sau sinh cho mẹ

2.2. Dùng Khô phàn (Phèn chua)

Theo một nghiên cứu cho thấy Phèn chua có hai đặc tính là kháng khuẩn của Nhôm sulfat và giảm tiết mồ hôi của các ion Al 3+, K +,…Đồng thời Phèn chua có tính acid giúp điều chỉnh pH da, tiêu diệt nhiệt độ ở pH thấp nên Phèn chua có khả năng khử mùi hôi chân sau sinh cho mẹ.

Một số bài thuốc từ Khô phàn:

  • Phèn phi hay phèn chua chưng cất
  • Phèn chua kết hợp với bột Hoàng Bá
  • Phèn chua kết hợp với Hương Thảo
  • Phèn chua kết hợp với Bột gạo
  • Phèn chua kết hợp với tinh dầu Tràm Trà

Cách dùng phèn chua trị hôi chân tương tự với phèn chua trị hôi nách. Mẹ tham khảo thêm: Phèn chua trị hôi nách: 6 mẹo tăng hiệu quả khử mùi áp dụng ngay để được hướng dẫn cách làm chi tiết nhé!

Phèn chua giúp khử mùi hôi chân sau sinh
Phèn chua giúp khử mùi hôi chân hiệu quả cho mẹ sau sinh

2.3. Hương Thảo

Nghiên cứu về các đặc tính của cây Hương Thảo chỉ ra tác dụng chống vi khuẩn hiệu quả, đặc biệt là hiệu quả ức chế vi khuẩn gram dương gây bệnh nhiễm trùng da, ức chế sự phát triển của nấm cùng mùi hương dễ chịu giúp ngăn mùi hôi chân cho mẹ sau sinh.

Một số bài thuốc từ Hương Thảo:

  • Sử dụng trực tiếp bột Hương Thảo
  • Kết hợp Hương Thảo, tinh dầu Sả chanh và dầu Dừa

Tham khảo thêm: Hương Thảo trị hôi nách, hôi chân Hiệu quả – Bạn đã biết chưa?

Hương thảo khư mùi hôi chân cho mẹ bầu sau sinh
Khử mùi hôi chân sau sinh cho mẹ với bột Hương Thảo

2.4. Tinh dầu Tràm trà

Terpinen-4-olEucalyptol trong tinh dầu Tràm Trà có khả năng ngăn mùi hôi chân cho mẹ sau sinh nhờ tác dụng diệt vi khuẩn, nấm, giảm viêm. Một số bài thuốc từ tinh dầu Tràm Trà:

  • Tinh dầu Tràm Trà kết hợp với bột Hoàng Bá
  • Kết hợp tinh dầu Tràm Trà và bột Hương Thảo
  • Tinh dầu Tràm Trà kết hợp với phèn chua và bột Hoàng Bá
  • Kết hợp tinh dầu Tràm Trà, Hoàng Bá và Bột gạo

Cách dùng Tràm Trà trị hôi chân tương tự với Tràm Trà trị hôi nách. Mẹ tham khảo thêm: Cách chữa hôi nách, hôi chân bằng tinh dầu tràm trà để được hướng dẫn cách làm chi tiết nhé!

Tinh dầu tràm trà ngăn mùi hôi chân
Tinh dầu Tràm Trà giúp ngăn mùi hôi chân nhanh chóng cho mẹ sau sinh

2.5. Bột khử mùi dược liệu

Dược sĩ khuyên mẹ sau sinh nên sử dụng bột khử mùi chuyên dụng từ dược liệu để khắc phục mùi hôi chân sau sinh. Một sản phẩm đang được các mẹ sử dụng phổ biến hiện nay là Bột khử mùi Wings Up – sản phẩm được nghiên cứu và phát triển bởi đội ngũ Dược sĩ Đại học Dược Hà Nội.

Wings Up kết hợp tất cả các dụng liệu kể trên ngăn mùi hiệu quả suốt ngày dài với 2 cơ chế:

  • Diệt khuẩn, ngăn mùi hiệu quả: Khô phàn + Hoàng Bá + Hương Thảo + tinh dầu Tràm Trà
  • Thấm hút mồ hôi: Bột gạo

Wings Up với những ưu điểm nổi trội thích hợp không những thích hợp với mẹ sau sinh mà còn sử dụng được trên những đối tượng nhạy cảm như: Phụ nữ mang thai, trẻ trên 6 tuổi,…

  • Cực kỳ lành tính: Wings Up chứa thành phần 100% thiên nhiên từ các thảo dược
  • Không mùi: Hương tự nhiên không chứa hương nhân tạo dễ gây kích ứng và ảnh hưởng đến con
  • Không hóa chất: Không chứa các thành phần hóa học dễ gây kích ứng da mẹ như Paraben, dầu khoáng,…
  • 2 trong 1: Wings Up dùng được cho cả hôi chân và hôi nách

Vì sao không nên dùng xịt khử mùi cho mẹ sau sinh? Bởi chân mẹ sau sinh nhiều mồ hôi, dạng xịt thường chỉ có công dụng diệt khuẩn, không thấm hút mồ hôi, vẫn tạo cảm giác khó chịu, ướt nhẹp bàn chân. Mẹ chú ý khi chọn sản phẩm khử mùi cho mình nhé!

2.6. Lá lốt chữa hôi chân

Lá lốt được sử dụng để chữa hôi chân sở dĩ bởi trong lá lốt có nhiều Flavonoid, có công dụng tiêu diệt vi khuẩn gây mùi, chống viêm. Một số công thức dùng lá lốt để chữa hôi chân sau sinh:

  • Uống nước lá lốt
  • Ngâm chân với nước lá lốt
  • Bôi trực tiếp lá lốt lên da

Cách dùng lá lốt trị hôi chân tương tự với lá lốt trị hôi nách. Mẹ tham khảo thêm: Cách trị hôi nách bằng lá lốt HIỆU QUẢ và AN TOÀN tại nhà để được hướng dẫn cách làm chi tiết nhé!

Lá lốt khử mùi hôi chân sau sinh
Khử mùi hôi chân đơn giản cho mẹ sau sinh bằng lá lốt

2.7. Trị hôi chân bằng muối

Muối có tác dụng hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn nhờ cơ chế thẩm thấu làm vi khuẩn mất nước và chết, đồng thời tạo làm sạch da, loại bỏ các chất bẩn, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn trên da. Mẹ có thể tham khảo một số công thức sử dụng muối chữa hôi chân sau sinh dưới đây:

  • Ngâm chân với nước muối
  • Ngâm chân với nước muối và lá ổi
  • Kết hợp muối và chanh
  • Dùng muối và Phèn chua
  • Kết hợp muối và bột Hương Thảo

Tham khảo thêm: Cách trị hôi chân bằng muối an toàn, hiệu quả tại nhà

Trị hôi chân bằng muối cho mẹ sau sinh
Muối có tác dụng ngăn mùi hôi chân sau sinh hiệu quả cho mẹ

2.8. Dùng gừng trị hôi chân cho mẹ sau sinh

Gingerol, Shogaol trong Gừng có công dụng diệt khuẩn khử mùi, ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây mùi, nhanh lành vết thương, giảm tiết mồ hôi. Không những vậy, gừng còn là một loại thảo dược giúp giảm đau nhức xương khớp rất tốt cho mẹ sau sinh thường xuyên bị mỏi cơ Một số công thức dân gian chữa hôi chân cho mẹ  bằng gừng:

  • Dùng trực tiếp nước ép Gừng trên chân
  • Kết hợp Gừng và Muối
  • Kết hợp Gừng và Chanh
  • Hỗn hợp Gừng và bột Phèn Chua
  • Hỗn hợp Gừng và bột Hương Thảo
  • Uống trà Gừng
Ngăn mùi hôi chân sau sinh với các công thức từ gừng
Ngăn mùi hôi chân sau sinh đơn giản, hiệu quả với các công thức từ Gừng

2.9. Sử dụng rượu

Rượu được biết đến với khả năng sát khuẩn, ngăn tiết bã nhờn quá mức. Mẹ có thể tham khảo ngay một số công thức thức sử dụng rượu đơn giản dưới đây để khử mùi hôi chân sau sinh nhé!

  • Rượu ngâm Gừng
  • Ngâm rượu với tỏi
  • Bột tiêu ngâm rượu
Rượu trắng khử khuẩn gây hôi chân sau sinh
Công dụng khử mùi hôi chân sau sinh bất ngờ của rượu

Lưu ý nhỏ cho mẹ: Bên cạnh việc áp dụng phương pháp dân gian mẹ nên kết hợp thêm mẹo dưới đây để kiểm soát mồ hôi hiệu quả hơn nhé!

  • Bổ sung đủ nước: Sau khi sinh, mẹ thường bị đổ mồ hôi nhiều hơn nên cơ thể mẹ cần nhiều nước hơn bình thường, trung bình khoảng 3 lít/ ngày
  • Nạp vào cơ thể các món từ đậu nành: Theo nghiên cứu, Đậu nành có tác dụng giảm tình trạng nóng trong của phụ nữ sau sinh nên giảm tăng tiết mồ hôi
  • Sử dụng tất làm từ chất liệu thông thoáng: Tất chật hay chất liệu dày, bí làm chân nóng lên và lúc này mồ hôi sẽ tăng tiết, mẹ nên lựa chọn tất có chất liệu vải cotton, lanh, lụa,…
  • Tập thể dục nhẹ nhàng: Tập thể dục thường không những giúp mẹ khôi phục sức khỏe, vóc dáng sau sinh mà còn cải thiện tinh thần, hạn chế nguy cơ căng thẳng sau sinh – một trong những nguyên nhân gây tăng tiết mồ hôi sau sinh
  • Hạn chế các món ăn cay nóng: Đồ ăn cay nóng là một trong số những nguyên nhân làm mồ hôi tăng tiết sau sinh nên mẹ cần hạn chế những loại thựcphẩm cay nóng như: Ớt, tiêu,…
  • Tạo không gian phòng thoáng mát: Giúp cơ thể mẹ luôn mát mẻ và giảm tiết mồ hôi
Mẹ và con tập thể dục nhẹ nhàng
Những bài tập nhẹ nhàng giúp mẹ giảm căng thẳng, giảm tiết mồ môi, hạn chế hôi chân sau sinh

Các phương pháp dân gian tốn khá nhiều thời gian chuẩn bị, hiệu quả ngăn mùi lại ngắn (2 – 4 giờ), mẹ khó mà theo lâu dài được. Do đó, bột khử mùi thiên nhiên là lựa chọn lành tính, hiệu quả nhất cho mẹ. 

3. Giải đáp băn khoăn của mẹ sau sinh bị hôi chân

3.1. Hôi chân sau sinh bao lâu thì khỏi?

Nghiên cứu năm 2013 chỉ ra rằng tình trạng đổ mồ hôi nặng nhất vào thời điểm 2 tuần sau sinh và thường kéo dài 6 tuần. Tuy nhiên, hôi chân sau sinh cũng có thể kéo dài hơn nếu mẹ không áp dụng các phương pháp giữ vệ sinh và giảm mồ hôi.

chân của phụ nữ sau sinh bị hôi
Hôi chân sau sinh thường kéo dài khoảng 6 tuần

Xem thêm: Hôi chân nên ăn gì? 20+ món Nên ăn và Không nên ăn

3.2. Hôi chân sau sinh có nên đi khám?

Hôi chân sau sinh thường không nguy hiểm đến sức khỏe đến mức phải đi khám. Nhưng nếu mẹ có biểu hiện viêm da: Lở loét, sưng đỏ, bong tróc,… thì nên đi khám để được sự tư vấn và hướng dẫn sử dụng thuốc điều trị phù hợp.

đi khám vì bị hôi chân
Mẹ đi khám sau khi bị hôi chân sau sinh có biểu hiện viêm da

Như vậy, bị hôi chân sau sinh không nguy hiểm và có thể sử dụng các phương pháp tự nhiên tại nhà để ngăn mùi hôi chân. Chuyên gia khuyên các mẹ sau sinh nên sử dụng bột khử mùi chuyên dụng hằng ngày để ngăn mùi hôi chân nhanh chóng, an toàn. 

Nếu còn băn khoăn về bệnh hôi chân sau sinh, mẹ hãy để lại bình luận bên dưới hoặc liên hệ Dược sĩ để được tư vấn nhé!

Cập nhật lúc: 02/02/2024

Bài viết liên quan

Xem thêm »

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...