Mách nhỏ 7+ mẹo trị hôi chân dân gian AN TOÀN cho mùi SẠCH BAY

Bỗng một ngày phát hiện mình bị hôi chân, lúng túng chưa biết khử mùi thế nào an toàn và hiệu quả thì bài viết này là dành cho bạn. Những mẹo trị hôi chân dân gian gần gũi, lành tính tuyệt đối sẽ được bật mí, tham khảo ngay bạn nhé!

Trị hôi chân dân gian
Nhiều bài thuốc cổ truyền đơn giản, lành tính có thể thanh toán mùi chân hôi hiệu quả

1. Dân gian trị hôi chân bằng phèn chua

Phèn chua đã được các thế hệ đi trước tin dùng trong khử mùi hôi bởi cơ chế tác động kép:

  • Diệt khuẩn trong môi trường pH thấp: Nhờ tính acid nhẹ vốn có, phèn chua làm thay đổi đột ngột pH da, đủ để diệt vi khuẩn sinh mùi nhưng vẫn dịu nhẹ với da.
  • Giảm tiết mồ hôi: Bởi 1 phân tử phèn phi có thể hút 12 phân tử nước. Đồng thời phèn chua có thể tạo màng nhôm ngăn tiết mồ hôi nhẹ nhưng vẫn cho phép thoáng da, không bị bít tắc lỗ chân lông.
Phèn chua trị hôi chân dân gian
Phèn chua có khả năng diệt khuẩn và ngậm nước tốt

Lưu ý: Không bôi trực tiếp bột phèn lên da chân có vết thương hở, xây xước bởi bột Phèn sẽ gây xót, chậm liền thương.

Dưới đây là 3 cách áp dụng phèn chua trong khử mùi chân theo dân gian.

1.1. Bột phèn chưng

Phèn sau khi chưng gọi là phèn phi, có khả năng hút mồ hôi tốt hơn do khi ở dạng bột mịn, diện tích tiếp xúc giữa phèn chua và chân tăng lên. Cách chưng phèn tại nhà như thế nào, mời bạn tham khảo qua video tại đây.

Cách sử dụng phèn chưng trực tiếp lên chân như sau:
Bước 1: Chuẩn bị 03 thìa cà phê bột phèn chưng (khoảng 15g) cho một lần sử dụng.
Bước 2: Rửa chân Rửa chân sạch với xà phòng sát khuẩn, chú ký kẽ ngón chân – nơi động nhiều bụi bẩn, da chết. Lau khô với khăn.
Bước 3: Thoa bột Xoa và mát xa 1/2 lượng bột phèn chuẩn bị lên mỗi chân. Rửa lại sau 10 phút, ngày sử dụng 01 lần.

Ngoài ra, bột phèn chưng có thể dùng rắc vào giày để tăng hiệu quả khử mùi. Rắc 5 gram (1 thìa cà phê) bột vào mỗi bên giày, lắc đều cho bột phèn phủ kín đế giày trước khi đi.

Phèn chưng
Phèn chưng có dạng hạt mịn tăng khả năng hút mồ hôi chân

1.2. Phèn chua và ngải cứu

Ngải cứu là loài cây được ứng dụng trong châm cứu dưới dạng khói đốt từ điếu ngải, với công dụng giúp kháng khuẩn, tiêu viêm. Dưới dạng nóng, ngải cứu tăng khả năng chống viêm khi chườm trên da, đồng thời tăng tuần hoàn máu, giúp da chân khỏe mạnh hơn trước các vi khuẩn ngoại lai.

Ngải cứu trị hôi chân dân gian
Ngải cứu có chứa dược chất giúp tiêu viêm, diệt khuẩn
Cách kết hợp phèn chua và ngải cứu khử mùi hôi chân như sau:
Bước 1: Chuẩn bị
  • Bột phèn chua: 20g ( 04 thìa cà phê)
  • Ngải cứu tươi: 20g
  • Muối ăn: 200g
  • Cối giã tay, 02 chiếc khăn vải
Bước 2: Tạo túi chườm chứa phèn và ngải cứu
  • Ngải cứu rửa sạch, ngâm nước muối 10 phút rồi giã nhỏ.
  • Trộn ngải cứu chung với phèn chua và muối biển theo tỷ lệ 4:2:1.
  • Đem hỗn hợp xào trên chảo nóng 10 phút.
  • Chia đôi và dùng khăn bọc lại.
Bước 3: Dùng trên chân Quấn vào chân và để yên trong 10 phút. Thực hiện 1 lần/ngày.

1.3. Phèn chua và tinh dầu

Đa số tinh dầu là dùng mùi thơm để át đi mùi hôi chân. Một số tinh dầu như Hương Thảo, tràm trà,… có thêm khả năng diệt khuẩn nhờ các dược chất tự nhiên trong lá thường được các Bác sĩ, Dược sĩ khuyên dùng trong khử mùi.

Tinh dầu hương thảo trị hôi chân
Tinh dầu Hương thảo chứa đa dạng hoạt chất giúp diệt khuẩn, ngăn ngừa mùi hôi chân
Cách kết hợp phèn chua và tinh dầu khử mùi hôi chân như sau:
Bước 1: Chuẩn bị
  • Bột phèn chưng: 20g ( 04 thìa cà phê)
  • 01 lọ tinh dầu ( nên chọn tinh dầu Hương Thảo, Tràm Trà)
  • 01 lọ đựng có nắp đậy
Bước 2: Tạo hỗn hợp phèn và tinh dầu
  • Cho bột phèn chua và nhỏ 3 – 5 giọt tinh dầu vào lọ đựng.
  • Đậy kín và lắc lọ trong 3 phút để tinh dầu thấm đều vào bột.

(Nếu chưa đạt mùi thơm mong muốn, có thể thêm vài giọt tinh dầu.

Lưu ý: khi bột vón cục nghĩa là bạn thêm quá nhiều tinh dầu)

Bước 3: Dùng trên chân Chia đôi hỗn hợp, nhẹ nhàng thoa và mát xa lên chân để bột được phủ đều trên da. Rửa lại với nước sau 15 phút, lau khô chân. Dùng 1 lần/ngày.

2. Bột khử mùi hôi chân theo dân gian

Thấu hiểu nỗi lo lắng về sự an toàn của các sản phẩm khử mùi hôi chân cùng sự bất tiện của áp dụng phương pháp dân gian tại nhà, nhóm Dược sĩ giàu kinh nghiệm Đại học Dược Hà Nội đã nghiên cứu và tạo ra Wings Up.

Sản phẩm có thành phần từ các nguyên liệu tự nhiên, chọn lọc giải pháp vượt trội giữa vô vàn biện pháp dân gian, đem lại cho người dùng trải nghiệm:

  • Khử mùi hiệu quả: Nhờ chế khử mùi kép Diệt khuẩn từ tinh dầu thảo mộc và Giảm mồ hôi nhờ Phèn Chua và bột gạo biến tính hút ẩm. Đa số các phương pháp dân gian thường kết hợp 2 nguyên liệu, chỉ đáp ứng được 1 cơ chế khử mùi.
  • Khử mùi liên tục suốt ngày dài: Hiệu quả 12h với thiết kế lọ nhựa nhỏ nhẹ xinh xắn, dễ dàng mang theo và sử dụng bất cứ khi nào cần “cứu cánh”.

Đặc biệt, sản phẩm giữ đúng tinh thần lành tính của khử mùi dân gian với thành phần 100% từ thiên nhiên gồm: Hương Thảo, Hoàng Bá, Tràm Trà, Phèn Chua và Bột Gạo. Wings Up không mùi, không hương liệu hóa học và chất phụ gia bảo quản, hoàn toàn lành tính và êm dịu với mọi làn da và sức khỏe người dùng.

Bột khử mùi Wings Up
Thành phần chính của bột khử mùi Wings Up đem lại hiệu quả đánh bay mùi chân hôi

Cách sử dụng bột khử mùi Wings Up: 

Bước 1: Đổ lượng bột khoảng 2 hạt ngô ra tay

Cách sử dụng bột Wings Up
Lọ Wings Up có thiết kế cổ nhỏ giúp dễ dàng hơn trong kiểm soát lượng bột

Bước 2: Thoa đều lên chân, không cần rửa lại với nước. Cả hai bước chưa đến 3 phút.

Cách sử dụng bột Wings Up
Chỉ cần thoa một lớp mỏng bột đã đủ để ngăn mồ hôi chân và khử mùi

Bạn có thể đặt mua sản phẩm bột khử mùi Wings Up tại đây.

3. Sử dụng muối

Dù chưa có bằng chứng chứng minh tác dụng khử mùi chân của muối, khả năng diệt khuẩn nhờ tạo môi trường ưu trương rút nước và làm sạch da chết của muối là không phải bàn cãi.

Muối trị hôi chân
Muối tạo môi trường mặn rút nước khiến vi khuẩn bị khô, không thể hoạt động

Có hai cách dùng muối khử mùi chân thông dụng đó là ngâm chân nước muối và kết hợp với gừng.

3.1. Ngâm chân nước muối

Bạn cần chuẩn bị: 

  • 2 lít nước ấm
  • 20 gram muối trắng
  • 01 chậu ngâm chân

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Hòa muối với nước ấm trong chậu đến khi muối tan hoàn toàn
  • Bước 2: Ngâm chân trong nước muối ấm 20 phút. Lau khô chân sau khi ngâm, ngâm 1 lần/ngày.

Có thể thay muối trắng bằng muối tắm, muối đỏ Hymalaya. Những loại muối này chứa khoáng chất giúp dưỡng da chân mà muối trắng không có.

Ngâm chân nước muối trị hôi chân
Ngâm chân nước muối mỗi ngày trong vài tuần bạn sẽ thấy mùi hôi giảm đáng kể

3.2. Muối và gừng

Trong tinh dầu gừng có chứa Gingerol, Shogaol với công dụng  kìm hãm, ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây mùi trên chân.

Gừng trị hôi chân dân gian
Gừng chứa chất kìm khuẩn đồng thời hỗ trợ chữa lành viêm da nhờ tăng tuần hoàn máu

Cách để kết hợp gừng và muối khử mùi chân hôi như sau:

Bạn cần chuẩn bị: 

  • 01 củ gừng tươi
  • 01 thìa cà phê muối

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Cạo vỏ và rửa sạch gừng sau đó giã nát củ gừng với 01 thìa muối.
  • Bước 2: Thoa và mát xa hỗn hợp trên trực tiếp lên da. Chú ý vệ sinh gót chân và các kẽ chân – nơi vi khuẩn tập trung nhiều. Sau 10 phút, rửa sạch và lau khô chân.

4. Cách dân gian khử hôi chân với Rượu

Rượu trắng thông thường có hàm lượng cồn khoảng 35%, bằng ½ cồn sát khuẩn y tế. Do đó rượu cũng có tác dụng diệt khuẩn, ứng dụng được trong trị mùi hôi chân khá hiệu quả. Kết hợp rượu và phèn chua sẽ giúp tăng hiệu quả diệt khuẩn, khử mùi hôi.

Trị hôi chân bằng rượu trắng
Rượu có khả năng khử mùi chân hiệu quả bằng cơ chế diệt khuẩn

4.1. Khử mùi chân với rượu và nước ấm

Cách dùng nước ấm và rượu khử mùi hôi chân như sau:
Bước 1: Chuẩn bị
  • 20ml rượu trắng
  • 10ml nước ấm
  • Khăn sạch, bát hoặc lọ đựng
Bước 2: Rửa chân Rửa sạch chân với xà phòng diệt khuẩn. Chú ý rửa kỹ các kẽ ngón chân – nơi tập trung nhiều bụi bẩn và vi khuẩn.
Bước 3: Dùng trên chân
  • Trộn rượu và nước ấm và bát, khuấy đều.
  • Bôi hỗn hợp trực tiếp vào lòng bàn chân và các kẽ ngón chân kết hợp mát xa nhẹ nhàng. Lặp lại nhiều lần trong 15 phút. Rửa sạch chân sau khi thoa rượu và lau khô.

4.2. Rượu và bột gạo

Bột gạo có khả năng tẩy da chết khi ma sát trên da đồng thời hút ẩm, thấm mồ hôi chân tốt và dưỡng lành da nhờ vitamin nhóm B.

Bột gạo và rượu trị hôi chân
Kết hợp bột gạo và rượu với tỉ lệ phù hợp có thể diệt khuẩn và thấm mồ hôi chân hiệu quả
Cách kết hợp bột gạo và rượu khử mùi hôi chân như sau:
Bước 1: Chuẩn bị
  • 20g bột gạo (4 thìa cà phê)
  • 5ml rượu trắng (2 thìa cà phê)
  • Khăn khô, bát và thìa trộn
Bước 2: Rửa chân Rửa sạch chân với xà phòng diệt khuẩn. Chú ý rửa kỹ các kẽ ngón chân – nơi tập trung nhiều bụi bẩn và vi khuẩn.
Bước 3: Dùng trên chân
  • Trộn đều bột gạo và rượu trắng trong bát đến khi tạo được hỗn hợp sền sệt.
  • Thoa hỗn hợp lên 2 chân bằng tay, tập trung vào vùng gót và các kẽ ngón chân. Mát xa kỹ để tẩy da chết trong 15 phút và rửa sạch chân với nước ấm, lau khô kỹ.

4.3. Rượu và gừng

Các Gingerols của gừng sẽ nâng cấp hiệu quả diệt khuẩn, sát trùng của rượu.

Rượu gừng khử mùi hôi chân
Rượu gừng không những giảm được mùi chân hôi mà còn giúp giảm đau nhức
Cách kết hợp gừng và rượu khử mùi hôi chân như sau:
Bước 1: Chuẩn bị 10ml rượu gừng
Bước 2: Rửa chân Rửa sạch chân với xà phòng diệt khuẩn. Chú ý rửa kỹ các kẽ ngón chân – nơi tập trung nhiều bụi bẩn và vi khuẩn.
Bước 3: Dùng trên chân Thoa rượu gừng lên 2 chân bằng tay, tập trung vào vùng gót và các kẽ ngón chân. Mát xa 15 phút và rửa sạch chân với nước ấm, lau khô kỹ.

5. Mẹo dân gian với lá lốt

Các Flavonoid trong lá lốt có tính kháng khuẩn mạnh, ức chế vi sinh vật nhân lên và sản sinh mùi hôi. Ngoài ra, lá lốt chứa một số vitamin, khoáng chất giúp dưỡng da, tăng cường hàng rào bảo vệ trước vi sinh vật.

Lá lốt trị hôi chân
Tính kháng khuẩn của lá lốt có thể kìm hãm vi khuẩn sinh mùi hôi chân

Dưới đây là một số cách đơn giản tận dụng công dụng diệt khuẩn của lá lốt trong khử mùi hôi chân.

5.1. Ngâm chân lá lốt

Bạn cần chuẩn bị: 

  • 50 gram lá lốt tươi
  • 2 lít nước ấm

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch lá lốt dưới vòi nước chảy và ngâm 15 phút trong nước muối loãng.
  • Bước 2: Vò nát lá lốt và hòa vào chậu đựng 2 lít nước ấm.
  • Bước 3: Ngâm chân từ 10-15 phút, rửa lại chân với nước trắng và lau khô kỹ.
Ngâm chân lá lốt trị hôi chân
Ngâm chân với lá lốt hằng ngày trong 2 tuần giúp giảm mùi chân hôi đáng kể

5.2. Lá lốt giã nhỏ

Bạn cần chuẩn bị: 

  • 50 gram lá lốt tươi
  • 5 gram muối trắng ( 01 thìa cà phê)
  • Cối giã tay hoặc máy xay

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch lá lốt dưới vòi nước chảy và ngâm 15 phút trong nước muối loãng.
  • Bước 2: Giã nát lá lốt với 01 thìa muối đến khi được hỗn hợp sệt
  • Bước 3: Chia đôi hỗn hợp và đắp lên chân. Rửa lại với nước trắng sau 15 phút và lau khô kỹ.

5.3. Lá lốt và ngải cứu

Bạn cần chuẩn bị: 

  • 50 gram lá lốt tươi
  • 50 gram ngải cứu tươi
  • 4 – 5 nhánh sả già tươi
  • 20 gram (khoảng 4 thìa cà phê) muối trắng

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch các nguyên liệu đã chuẩn bị và đập dập sả.
  • Bước 2: Bỏ các nguyên đã sơ chế bên trên vào nồi và cho khoảng 1.5 – 2 lít nước. Đun sôi trong 3 phút, tắt bếp và bỏ thêm 04 thìa cà phê muối.
  • Bước 3: Đổ nước ra chậu nhỏ phù hợp (chú ý nước nên ngập qua mắt cá chân), thêm nước lạnh đến khi được nước ấm. Ngâm chân khoảng 15 – 30 phút sau đó lau khô kỹ với khăn.
Lá lốt và ngải cứu trị hôi chân hiệu quả
Ngải cứu làm tăng tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn trong tinh dầu lá lốt

6. Cách giảm mùi hôi chân bằng phấn rôm

Phấn rôm được cho rằng có khả năng ngăn ngừa mùi hôi chân bởi có tác dụng làm se, khô bề mặt da và hút ẩm nhờ thành phần của bột talc.

Phấn rôm hút ẩm và giảm tiết mồ hôi chân
Thành phần chính là bột talc cho phép phấn rôm hút ẩm, giảm tiết mồ hôi, giảm ma sát

Bạn có thể rắc trong giày, thoa lên chân hoặc kết hợp với tinh dầu để có thêm hiệu quả diệt khuẩn và mùi thơm yêu thích.

6.1. Bôi phấn rôm lên chân

Bạn cần chuẩn bị: 01 lọ phấn rôm.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa chân bằng xà phòng diệt khuẩn và lau khô với khăn. (Đảm bảo bạn đã rửa sạch bụi bẩn và da chết trong các kẽ ngón chân, gót chân)
  • Bước 2: Rắc phấn rôm lên chân từ từ, đặc biệt là giữa các ngón chân. Mát xa nhẹ nhàng để bột tán đều trên da.
  • Bước 3: Đi thêm tất vào mùa đông để tăng hiệu quả hút mồ hôi (Đảm bảo thay, giặt tất hằng ngày).
Phấn rôm trị hôi chân
Mát xa đều trên chân để bột phấn rôm hút mồ hôi tốt hơn

6.2. Phấn rôm và tinh dầu

Bạn cần chuẩn bị: 

  • 01 lọ tinh dầu Hương Thảo hoặc Tràm Trà
  • 01 lọ phấn rôm
  • 01 lọ đựng có nắp đậy

Cách thực hiện: 

  • Bước 1: Cho khoảng 10 gram bột phấn rôm và nhỏ 2 – 3 giọt tinh dầu vào lọ đựng.
  • Bước 2: Đậy kín và lắc lọ trong 3 phút để tinh dầu thấm đều vào bột.
  • Bước 3: Chia đôi lượng bột và thoa đều lên hai chân, chú ý xoa kỹ vùng gót và kẽ ngón chân. Không cần rửa lại với nước.
Tinh dầu kết hợp phấn rôm trị hôi chân
Tinh dầu sẽ bổ sung cơ chế diệt khuẩn còn thiếu của phấn rôm trong khử mùi hôi chân

7. Sử dụng kem đánh răng

Trong kem đánh răng có chứa Hydrogen peroxide và cồn có tác dụng khử trùng, diệt khuẩn, tẩy tế bào chết. Ngoài ra có chứa kẽm citrat có khả năng tăng cường hệ miễn dịch da đồng thời thiết lập cân bằng vi sinh vật trên da.

Kem đánh răng có thể kết hợp với một số nguyện liệu quen thuộc trong nhà bếp để tăng hiệu quả khử mùi chân như: Bột cà phê, cà chua, chanh,…

Kem đánh răng trị hôi chân dân gian
Kem đánh răng có chứa thành phần diệt khuẩn, được cho rằng có thể ngăn mùi hôi chân

7.1. Kem đánh răng và cà phê

Cà phê có khả năng hút ẩm tốt và có mùi hương dễ chịu, có thể át được mùi hôi chân nhẹ.

Cà phê khử mùi hôi chân
Bột cà phê có khả năng hút ẩm, khử mùi nổi tiếng và quen thuộc

Bạn cần chuẩn bị: 

  • 01 tuýp kem đánh răng
  • 02 thìa bột cà phê ( khoảng 5 gram) loại không đường
  • 01 bát trộn

Cách thực hiện: 

  • Bước 1: Cho khoảng 2 cm kem đánh răng và 2 thìa cà phê vào bát. Trộn đều cho đến khi được hỗn hợp sệt.
  • Bước 2: Chia đôi hỗn hợp, thoa và mát xa đều lên hai chân để tăng hiệu quả tẩy da chết. Chú ý xoa kỹ vùng gót và kẽ ngón chân.Rửa lại với nước.

7.2. Kem đánh răng với cà chua

Cà chua có chứa acid citric có khả năng diệt khuẩn nhẹ, dưỡng ẩm cho da khô ráp. Vitamin C trong cà chua thúc đẩy tái tạo da, giúp da mau lành hơn sau khi bị tấn công bởi vi khuẩn.

Bạn cần chuẩn bị: 

  • 01 tuýp kem đánh răng
  • 01 quả cà chua
  • 01 bát trộn

Cách thực hiện: 

  • Bước 1: Cắt đôi quả cà chua. Nạo phần ruột nửa quả cà chua vào bát và trộn đều với 2cm kem đánh răng.
  • Bước 2: Lấy nửa còn lại của quả cà chua, chấm vào bát hỗn hợp và xoa vào lòng bàn chân theo kiểu xoay tròn. Lặp lại động tác trong 15 phút. Sau 15 phút, rửa lại chân với nước ấm và lau khô chân.
Kem đánh răng kết hợp cà chua trị hôi chân
Cà chua làm mềm và chữa lành các vết nứt trên chân kết hợp với kem đánh răng khử mùi

Hoặc bạn có thể tham khảo cách kết hợp kem đánh răng và cà chua khử mùi chân qua video tại đây.

7.3. Kem đánh răng với chanh

Hàm lượng acid citric trong chanh cao hơn cà chua nhiều lần giúp tiêu diệt vi khuẩn tốt hơn. Mùi hương thơm mát của chanh và kem đánh răng phần nào át đi mùi chân hôi do bí bách trong giày cả ngày dài.

Chanh kết hợp kem đánh răng trị mùi hôi chân
Chanh và kem đánh răng cùng có khả năng diệt khuẩn, khử mùi hôi chân

Bạn cần chuẩn bị: 

  • 01 tuýp kem đánh răng
  • 1 quả chanh tươi ( chọn quả to)
  • 01 bát trộn

Cách thực hiện: 

  • Bước 1: Cắt đôi quả chanh, lấy ½ quả chà lên lòng bàn chân 2 bên trong 5 phút để tẩy da chết.
  • Bước 2: Vắt ¼  quả chanh vào bát và trộn đều với 2cm kem đánh răng đến khi được hỗn hợp đồng nhất.
  • Bước 3: Bôi hỗn hợp vừa tạo lên lòng bàn chân, để khô trong 15 phút rồi rửa lại với nước ấm.

Nhìn chung, các phương pháp dân gian trên đều có tác dụng nhất định trong khử mùi hôi chân. Tuy vậy, các biện pháp này tồn tại bất cập chung:

Mất khá nhiều thời gian chuẩn bị
Đa số không ngăn mùi được khi ra đường

Trên đây là những phương pháp trị hôi chân dân gian an toàn, hiệu quả. Để vừa an toàn, vừa thanh toán được mùi chân hôi ngại ngùng, Dược sĩ đại học Dược Hà Nội khuyên bạn nên sử dụng bột khử mùi chuyên dụng nguồn gốc thiên nhiên. Chúc bạn thành công đánh bay mùi hôi chân đáng ghét!

Cập nhật lúc: 02/02/2024

Bài viết liên quan

Xem thêm »

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...