Hôi chân ngâm nước gì? 9 công thức hết hôi bạn chưa biết
Ngâm chân vừa giúp thư giãn, vừa có thể giảm mùi hôi chân hiệu quả nếu bạn chọn thảo dược ngâm chân phù hợp. Vậy hôi chân ngâm nước gì vừa dễ làm, vừa khử mùi nhanh chóng, ít tác dụng phụ? Cùng theo dõi tư vấn của Dược sĩ trong bài viết dưới đây nhé!
1. Nước ngâm Hương thảo
Hương thảo có khả năng diệt khuẩn tốt và mùi thơm mát dễ chịu. Tinh dầu trong lá cây có chứa 1,8-Cineole và α-Pinene là hai hoạt chất được chứng minh có tác dụng kháng nấm mạnh, ức chế vi khuẩn trên da. Do đó, phương pháp ngâm chân khử mùi hôi bằng Hương thảo vừa giúp thư giãn, vừa giúp giảm mùi hiệu quả.
Nguyên liệu:
- 01 thìa cà phê lá Hương thảo khô (Hoặc tinh dầu Hương thảo)
- 2,5 lít nước ấm
Cách ngâm chân khử mùi hôi với tinh dầu:
- Bước 1: Nhỏ 3-4 giọt tinh dầu vào chậu nước ấm hoặc bạn có thể đun 2,5 lít nước với lá Hương thảo khô
- Bước 2: Khi nhiệt độ nước phù hợp, ngâm chân đã rửa sạch sẽ trong chậu nước. Sau 30 phút, lau khô với khăn mềm. Thực hiện hằng ngày trong 01 tuần, chân của bạn sẽ thơm tho hơn trông thấy.
Ngâm chân chỉ có tác dụng giảm mùi hôi nhờ cơ chế diệt khuẩn. Tác dụng giảm mùi chỉ kéo dài vài tiếng sau ngâm, mùi hôi nhanh chóng trở lại vì chân tiếp tục tiết mồ hôi. Do đó, ở nhà thì thơm tho, khi ra đường lại đâu vào đấy.
Bạn cần một giải pháp toàn diện hơn? Hãy chọn Wings Up. Wings Up là bột khử mùi 100% thiên nhiên, khử hôi chân toàn diện với tác động kép: DIỆT KHUẨN HIỆU QUẢ và THẤM HÚT MỒ HÔI NHANH CHÓNG. Sử dụng Wings Up sẽ giữ cho chân khô thoáng tuyệt đối, dù đi làm hay đi học cũng không lo mùi hôi đeo bám.
2. Giấm táo ngâm chân
Tác dụng của giấm chủ yếu là diệt khuẩn nhẹ tương tự cồn dùng trong y tế nhờ acid acetic. Vi khuẩn gây mùi hôi chân nhạy cảm với thay đổi đột ngột pH trên da do độ chua của acid acetic sẽ bị tiêu diệt nhanh chóng. Sử dụng giấm táo ngâm chân sẽ hiệu quả hơn giấm trắng, vì giấm táo có nhiều khoáng chất giúp dưỡng da.
Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm:
- 120ml giấm táo
- 02 lít nước ấm
Cách ngâm chân hết mùi hôi với giấm táo:
- Bước 1: rửa sạch bụi bẩn, da chết trên chân bằng xà phòng, sữa tắm và lau khô chân, đặc biệt kẽ ngón chân
- Bước 2: Pha 120ml giấm táo vào chậu chứa 02 lít nước ấm. Ngâm chân trong 30 phút. Lau khô kỹ chân với khăn sau khi ngâm. Ngâm chân với giấm 1 lần mỗi ngày, đều đặn trong vài tuần để thấy hiệu quả.
Lưu ý: Ngâm chân là cách thải độc và diệt khuẩn cho chân, không phải để rửa chân. Đừng quên vệ sinh chân sạch sẽ, loại bỏ phần móng thừa và đất cát trước khi ngâm để hiệu quả tốt nhất nhé!
3. Nước trà xanh
Lá trà tươi, túi trà lọc,… đều có khả năng khử mùi hiệu quả nhờ có Tanin có khả năng diệt khuẩn tốt. Ngoài ra, nước lá trà còn có khả năng se khít lỗ chân lông, giảm tiết mồ hôi.
Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm:
- 20g lá trà tươi (hoặc 3-4 túi trà lọc)
- 01 lít nước nóng, 01 lít nước mát
Cách ngâm chân hết mùi hôi với trà xanh:
- Bước 1: rửa sạch bụi bẩn, da chết trên chân bằng xà phòng, sữa tắm và lau khô chân, kẽ ngón chân
- Bước 2: Rửa sạch lá trà dưới vòi nước chảy. Hãm lá trà tươi với 01 lít nước nóng 10’.
- Bước 3: Pha nước trà hãm với 01 lít nước mát. sau 30 phút ngâm chân, lau khô với khăn mềm.
4. Nước muối
Muối có khả năng diệt khuẩn nhờ tạo môi trường ưu trương hút nước từ vi sinh vật. Ngoài ra còn chứa sulfur có khả năng kháng khuẩn, chống viêm. Bạn có thể dùng muối trắng hoặc muối tắm như một cách đơn giản nhất để sát khuẩn cho đôi chân.
Nguyên liệu cần để tạo hỗn hợp gồm:
- 4 thìa cà phê muối (khoảng 20g)
- 02 lít nước ấm
Cách ngâm chân trị hôi chân với muối:
- Bước 1: Hòa 4 thìa muối vào chậu nước đến khi muối tan hết
- Bước 2: Ngâm chân đã được vệ sinh với xà phòng, cắt móng sạch sẽ vào chậu nước muối 30 phút. Lau khô sau khi ngâm với khăn.
Lưu ý: Nên dùng muối Epsom để tăng hiệu quả diệt khuẩn.
Xem thêm: 3+ Mẹo trị hôi chân bằng Muối trong nháy mắt, bạn thử chưa?
5. Nước lá lốt
Tác dụng khử mùi hôi chân của lá lốt đến từ các Flavonoid kháng khuẩn mạnh, ức chế vi sinh vật gây mùi trên chân. Vì vậy nếu bạn băn khoăn “bị hôi chân ngâm nước gì?” thì đây sẽ là một nguyên liệu rất đáng để thử.
Nguyên liệu cần để tạo hỗn hợp gồm:
- 50g lá lốt tươi
- Máy xay
- 02 lít nước ấm
Cách ngâm chân hết mùi hôi với lá lốt:
- Bước 1: Rửa sạch lá lốt dưới vòi nước chảy.
- Bước 2: Xay nhuyễn lá lốt với máy xay và hòa lá lốt xay với nước ấm
- Bước 3: Ngâm chân đã được vệ sinh với xà phòng, cắt móng sạch sẽ vào chậu trong 30 phút. Lau khô sau khi ngâm với khăn.
6. Nước lá ổi
Lá ổi chứa hàm lượng Tanin rất cao, đặc biệt là trong búp lá. Tanin trong lá ổi có cơ chế kháng khuẩn tương tự tanin trong lá trà xanh. Nếu bạn có cây ổi trong vườn nhà, hãy thử ngâm chân bằng lá ổi để khử mùi hôi chân nhé!
Nguyên liệu cần để tạo hỗn hợp gồm:
- 50g lá ổi non ( tốt nhất là dùng búp lá)
- Máy xay
- 02 lít nước ấm
Cách ngâm chân đỡ hôi với lá ổi:
- Bước 1: Rửa sạch lá ổi dưới vòi nước chảy.
- Bước 2: Xay nhuyễn lá ổi với máy xay và hòa lá ổi xay với nước ấm. Có thể thêm 10g muối trắng để tăng hiệu quả sát khuẩn.
- Bước 3: Ngâm chân đã được vệ sinh với xà phòng, cắt móng sạch sẽ vào chậu trong 30 phút. Lau khô sau khi ngâm với khăn.
7. Nước gừng
Gừng có khả năng khử mùi đáng ngạc nhiên, đặc biệt là khi sử dụng tinh dầu gừng. Tinh dầu gingerols trong gừng ngăn cản vi khuẩn phát triển, đẩy nhanh tốc độ da hồi phục sau viêm từ đó chống hình thành mùi hôi chân đồng thời ngăn mùi hôi quay trở lại. Vì vậy, nếu bạn đang băn khoăn “hôi chân ngâm gì cho hết?” thì đừng ngần ngại áp dụng phương pháp này.
Nguyên liệu cần để tạo hỗn hợp gồm:
- 01 củ gừng lớn (10-15g)
- Máy xay, nồi đun
- 03 lít nước
Cách ngâm chân khử mùi hôi với gừng:
- Bước 1: Rửa sạch gừng, không cần cạo vỏ. Thái gừng thành lát nhỏ.
- Bước 2: Xay nhuyễn gừng sau đó cho vào nồi đun với 01 lít nước. Đun sôi lăn tăn trong 15-20 phút.
- Bước 3: Pha nước gừng đun với 02 lít nước máy. Ngâm và kết hợp xoa bóp chân trong 20-30 phút. Lau chân với khăn khô.
8. Nước tinh chất hoa oải hương
Oải hương là cái tên quen thuộc trong các sản phẩm khử mùi, bao gồm cả khử mùi hôi chân. Chưa có nghiên cứu cho thấy tinh dầu oải hương có khả năng diệt khuẩn nên tác dụng chủ yếu của tinh dầu này là dùng mùi hương để át hôi chân.
Nguyên liệu cần có:
- 01 lọ tinh dầu oải hương
- 2,5 lít nước ấm
Cách ngâm chân trị hôi chân với tinh dầu:
- Bước 1: Nhỏ 3-4 giọt tinh dầu vào chậu nước ấm
- Bước 2: Ngâm hai chân đã rửa sạch sẽ trong chậu nước, nhẹ nhàng mát xa lòng bàn chân, các kẽ ngón chân. Sau 15-20 phút, lau khô chân kỹ với khăn mềm để chân luôn khô thoáng.
9. Nước chanh tươi
Acid citric, vitamin C có trong chanh có khả năng diệt khuẩn, dưỡng lành, dưỡng trắng da là công dụng không ai còn đặt dấu hỏi. Để bổ sung hiệu quả khử mùi, tẩy da chết cho chân của chanh, phối hợp với bột baking soda là một công thức được ưu chuộng.
Nguyên liệu cần có:
- 02 quả chanh (20g)
- 10g bột baking soda
- 2,5 lít nước ấm
Cách ngâm chân đỡ hôi với chanh:
- Bước 1: Vắt 2 quả chanh và đổ 10g bột baking soda vào chậu nước, khuấy đều trong 1 phút.
- Bước 2: Ngâm hai chân đã rửa sạch sẽ trong chậu nước, nhẹ nhàng mát xa lòng bàn chân, các kẽ ngón chân. Sau 20 phút, lau khô chân kỹ với khăn mềm để chân luôn khô thoáng.
Trên đây là các phương pháp ngâm chân với dược liệu giúp bạn trả lời băn khoăn: ”Hôi chân ngâm gì?”. Tuy vậy bạn nên nhớ, ngâm chân không đủ để mùi hôi chân tránh xa bạn. Hãy kết hợp ngâm chân với một biện pháp có thể làm giảm mồ hôi trên chân, và cả giày nữa. Bột khử mùi chuyên dụng là sự lựa chọn rất đáng thử đấy. Chúc bạn thành công!