27/11/2021 08:58
Cách đi giày không bị hôi chân: 5+ mẹo chắc chắn bạn chưa biết
Bạn có ao ước được đi những đôi giày sneaker 4 mùa mà không lo lắng về vấn đề hôi chân? Bật mí cho bạn, những tín đồ giày thể thao đều có bí quyết riêng của họ. Vậy cách họ bảo quản giày sạch sẽ như thế nào và cách ngăn ngừa mồ hôi, vi khuẩn gây hôi chân hiệu quả ra sao, cùng tham khảo ngay 5+ mẹo siêu “cool” trong bài viết này nhé.
1. Sử dụng bột khử mùi giày thường xuyên
Nguyên nhân mùi hôi chân bị dai dẳng kéo dài là do chưa được xử lý triệt để trên cả chân và giày. Giày bí gây tăng tiết mồ hôi, mồ hôi lại làm giày ẩm khiến nấm, vi khuẩn phát triển trên giày thành một vòng lặp.
Một giải pháp có thể khử mùi tận gốc cho cả chân và giày là dùng bột khử mùi 2in1 Wings Up.
So với phương pháp khác, Wings Up có nhiều ưu điểm vượt trội như:
- Thấm hút sạch mồ hôi: nhờ thành phần Bột gạo hút ẩm mồ hôi trên cả chân và giày. Ngoài ra có thêm Khô Phàn tạo màng ngăn tiết mồ hôi nhẹ trên chân, giúp đạt hiệu quả khô thoáng tối ưu.
- Diệt khuẩn gây mùi: x3 tác dụng diệt khuẩn tới từ các hoạt chất kháng viêm có trong Hương Thảo, Hoàng Bá, tinh dầu Tràm Trà.
- An toàn, êm dịu cho da: Dược liệu 100% nguồn gốc từ thiên nhiên, hạn chế tối đa hương liệu hóa học và chất bảo quản.
- Hiệu quả suốt ngày dài: Hạn chế tối đa hiện tượng bết dính, vón cục nhờ Bột gạo biến tính giúp Wings Up khử mùi hiệu quả 24h.
- Có thể sử dụng mọi lúc, mọi nơi: nhờ thiết kế lọ nhỏ gọn, tiện bỏ vào balo, túi xách.
Cách sử dụng Wings Up rất đơn giản, chỉ chưa đến 1 phút. Để sử dụng cho chân và giày, bạn làm theo các bước sau:
Bước 1: Đổ lượng bột khoảng 2 hạt ngô ra tay
Bước 2: Nhẹ nhàng xoa và matxa đều bột lên lòng bàn chân. Không cần rửa lại với nước.
Bước 3: Rắc lượng bột khoảng 2 hạt ngô vào mỗi bên giày. Gõ đều để bột phủ được kín hết đế giày.
Bên cạnh bột khử mùi chuyên dụng còn có một số cách khác, những lưu ý giúp hạn chế mùi hôi chân, dù không triệt để và hiệu quả bằng. Đó là những cách gì, mời bạn tham khảo tiếp trong phần sau của bài viết.
2. Không bao giờ đi giày với chân trần
Vốn chúng ta đi giày là để giữ ấm chân vào mùa lạnh nên chất liệu của giày luôn bí chân, giữ nhiệt và gây tăng tiết mồ hôi chân tự nhiên.
Nếu đi giày mà không đi tất, toàn bộ mồ hôi sẽ thấm vào vải giày. Môi trường kín, ẩm, nhiều bụi bẩn và da chết bám lại sẽ giúp vi khuẩn sinh mùi phát triển mạnh mẽ. Việc giày không thể giặt thường xuyên như tất sẽ làm mùi hôi chân lưu lại lâu hơn, khó khử sạch hơn.
LUÔN LUÔN ĐI TẤT KHI ĐI GIÀY, tùy vào loại giày bạn có thể chọn tất có độ ngắn, độ dày phù hợp để vừa thời trang mà vẫn đảm bảo sạch sẽ
Xem thêm: 101 Cách khử mùi hôi giày thể thao: Mùi sạch bay – Không quay lại
03 tip về cách chọn tất cho bạn là:
- Chất liệu thoáng khí: nylon, spandex, acrylic hoặc polyester là những chất liệu rất nhanh khô và hút ẩm tốt, giúp giữ cho chân bạn luôn khô thoáng. Tránh tất làm từ sợi tự nhiên như bông, bông có khả năng hút ẩm tốt nhưng lâu khô, luôn tạo cmar giác ẩm ướt.
- Độ rộng vừa vặn: Tất chật làm cản trở lưu thông máu vùng chân và tất quá rộng đem lại cảm giác cộm khi chúng trượt trong giày. Đôi tất vừa vặn với cỡ chân vừa giúp thấm mồ hôi tốt hơn, vừa đem lại cảm giác thoải mái khi vận động.
- Có đệm cao su: Nếu bạn thật sự đang tìm kiếm một đôi tất tuyệt vời cho đôi chân ẩm ướt của mình, đừng bỏ qua những đôi tất có đệm bên trong. Đệm cao su tại gót, vòm, ngón chân giúp hạn chế tổn thương da chân nhạy cảm do luôn bị ẩm, hạn chế vi khuẩn xâm nhập qua da gây viêm, bốc mùi.
3. Bảo quản giày ở nơi thoáng khí, cách xa mặt đất
Để trị triệt để mùi hôi chân, bạn cần để tâm và thay đổi từ những thói quen nhỏ nhất. Hãy bỏ thói quen về nhà đá, vứt giày lung tung, để giày trên mặt đất và hãy học người Nhật bảo quản giày theo 3 nguyên tắc như sau:
Một là, luôn vệ sinh giày khi đi đường về: Lau sạch bùn, đất cát bám bên ngoài giày bằng khăn, gõ nhẹ giày vào nhau để rũ đất cát bám trên đế giày
Hai là, để giày lên kệ cao cách mặt đất: mục đích để hạn chế vi khuẩn bụi bẩn, hơi ẩm trên đất xâm nhập vào giày.
Ba là, luôn để giày nơi thoáng khí, tránh mưa, nắng trực tiếp: vì ẩm ướt và nắng gắt làm hỏng giày nhanh hơn. Giày để ở nơi thoáng giúp mùi hôi không lưu lại lâu trên giày, mồ hôi nhanh khô và bay hơi đi.
4. Giữ cho giày luôn khô ráo
Ẩm ướt là nguyên nhân chính dẫn đến hôi giày, mốc và hỏng giày nhanh. Có phải bạn luôn băn khoăn làm sao để làm sạch và sấy khô đôi giày của mình sau khi đi mưa mà không phá dáng giày không? Hãy thử 1 trong 6 cách sau:
Cách 1 – Dùng báo cũ: Báo cũ hút ẩm tốt và có thể mang theo trong bất cứ chuyến đi phượt nào, cứu bạn khỏi đôi giày bị ướt mưa. Chỉ cần vo tròn tờ báo cũ rồi nhét trong giày, bọc giày bằng 1 tờ báo khác và phơi giày chỗ khô thoáng, 20 phút thay báo một lần. Cách này có ưu điểm tiện lợi và giữ được form giày.
Cách 2 – Dùng máy sấy: Máy sấy là cách nhanh nhất để là khô giày, nhược điểm là đôi khi không sẵn có khi đi du lịch và không dùng được cho giày da. Bật máy sấy và sấy đều quanh giày, tránh sấy tập trung một điểm ướt có thể làm hỏng dáng giày.
Cách 3 – Dùng bã trà, cà phê: Cách này áp dụng cho những đôi giày bị ẩm, không dùng cho giày ướt mưa. Bã trà, cà phê sau khi dùng xong, bạn bỏ vào một túi giấy và để trong giày. Chúng không những hút ẩm mà còn có khả năng khử mùi nhẹ.
Cách 4 – Dùng gạo và muối: Gạo, muối đều có khả năng hút ẩm và rất sẵn có trong nhà. Ngoài ra, muối còn có khả năng diệt khuẩn nhờ tạo môi trường ưu trương, rút nước mạnh từ vi khuẩn, ức chế vi khuẩn phát triển.
Cách 5 – Dùng phèn chua: Phèn chua có khả năng hút ẩm khử mùi hôi khá tốt, tuy không có mùi thơm. Bạn có thể kết hợp với cà phê, bã trà,… để có thêm mùi thơm cho giày.
Cách 6 – Dùng bột khử mùi giày: Bột khử mùi giày tích hợp hai công dụng hút ẩm và khử mùi. Bạn cần lưu ý chọn bột khử mùi an toàn cho da chân và thời gian tác dụng kéo dài để đạt hiệu quả tốt nhất.
Xem thêm: 7+ Cách khử mùi hôi giày búp bê tại nhà hiệu quả ngay lập tức!
5. Vệ sinh giày ít nhất 1 tuần 1 lần
Dù hút hết mùi hôi của giày nhưng dạ chết, bụi bẩn vẫn động lại, vi khuẩn vẫn trú ngụ trong các lớp vải. Vì vậy, giặt giày luôn là cần thiết, tần suất hợp lý vệ sinh giày của bạn là 1 lần/tuần.
Cách giặt giày là khác nhau tùy chất liệu của giày. Bạn nên đọc kỹ phần vải ghim trong lưỡi gà để biết nên chọn cách vệ sinh giày nào trong các cách sau:
Giặt bằng xà phòng với giày vải:
- Hòa khoảng 1 thìa bột giặt ( nước giặt) vào chậu nước
- Xả trực tiếp dưới vòi và cọ bụi bẩn trên giày bằng bàn chải lớn
- Ngâm giày vào chậu bột xà phòng khoảng 10 phút, sau đó cọ rửa riêng phần lót giày, thân giày và dây giày
- Dựng hoặc treo giày ở nơi khô thoáng, không phơi nhiều ngày dưới nắng gắt dễ làm giày phai màu
Vệ sinh bằng bột khử mùi với giày da: Giày da không thể giặt bằng nước. Thay vì đem ra hàng giặt giày chuyên nghiệp, bạn có thể dùng bột khử mùi. Đảm bảo bạn lau và cọ sạch bụi bẩn bên ngoài giày, thay lót giày trước khi đổ bột khử mùi vào để đạt hiệu quả tốt nhất. Bột khử mùi bạn dùng có thể là bột talc, bột baking soda hoặc bột khử mùi chuyên dụng như Wings Up.
- Giày sau khi giặt xong cần được phơi khô hẳn mới sử dụng
- Nên phơi giày dưới ánh nắng để diệt khuẩn, nhưng không nên phơi quá 2 ngày
- Không giặt giày da với nước, da dễ bị nổ, bong
6. Không đi một đôi giày liên tục 3 ngày
Việc duy trì thay giày đều đặn, không đi một đôi giày quá 3 ngày đem lại lợi ích kép trong bảo quản giày và nâng niu đôi chân của bạn. Cụ thể là:
- Đối với chân: Việc thay đổi giày, đan xen đi giày và đi dép giúp chân được thoát bí, thoáng khí khi có thể hạn chế tăng tiết mô hôi, giảm mùi hôi chân hiệu quả.
- Đối với bảo quản giày: Đi giày liên tục, giày sẽ luôn bị ngấm mồ hôi và luôn trong trạng thái bí khí; vi khuẩn, nấm mốc sẽ nhân cơ hội đó phát triển mạnh mẽ, gây mùi dai dẳng. Thời gian cho giày nghỉ sau hai ngày sử dụng giúp tăng thời gian mồ hôi bay hơi, tạo môi trường khô làm chậm sự phát triển, làm chết của vi khuẩn.
Xem thêm: 5 Cách khử mùi hôi giày sandal không cần giặt cực HIỆU QUẢ
Tổng kết lại, không có người không thể đi giày vì chân hôi, chỉ có người không biết cách đi giày để không bị hôi chân mà thôi. Bài viết trên đã mách bạn cơ số mẹo giúp bạn có thể tự tin đi sneakers khoe cá tính bất kể mùa nóng hay lạnh. Nếu bạn đã áp dụng các phương pháp trên mà mùi hôi vẫn không cải thiện, bạn có thể để lại câu hỏi bên dưới để được Dược sĩ đại học Dược Hà Nội tư vấn chi tiết.